2-9-1945, ngày Việt Minh cuớp chính quyền.

2-9-1945, ngày Việt Minh cuớp chính quyền.

. “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Cộng sản là tập thể chỉ biết tuyên truyền và dối trá” Mikhai Gorbachev.

Ở Liên Sô, nhờ Mikhai Gorbachev, giờ đã bước vào đời sống của những con người. Ở đó hẳn nhiên là không còn chạy đua với gian trá. Trong khi đó, ở Việt Nam, càng lúc càng tồi tệ hơn. Đặc biệt, mỗi khi nhắc đến ngày này là nhắc đến hàng trăm câu hỏi không được trả lời thỏa đáng. Thí dụ như: Có ai đã nhìn thấy bản thảo của “tuyên ngôn độc lập” mà Hồ rêu rao vào ngày 2-9-945 chưa?  Rồi người đọc TNDL ở ba đình ngày 2-9-1945 là ai?  Y là ba Tàu hay người Việt Nam? Tại sao cho đến hôm nay, giữa thời của Internet bùng nổ mà người Việt Nam vẫn không tìm ra chân tướng thật sự của người đọc bản TN kia là ai? Y là Nguyễn tât Thành hay Y là Hồ Quang dưới cái tên Hồ chí Minh?

Tôi biết là bạn còn có nhìều thắc mắc hơn thế. Tuy nhiên, bài viết này không nhằm giải quyết những thắc mắc này. Thay vào đó, tôi chỉ tạm đưa ra vài câu hỏi ấy, cùng những ghi nhận chung quanh sự việc đã xảy ra mà thôi.

  1. Diễn tiến của vụ việc 19/8/1945.

Ai cũng biết, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, vua Bảo Đại đã nắm lấy cơ hội và tuyên bố Việt Nam là một quốc gia Độc Lập vào ngày 11-3-1945. Đồng thời tuyên bố xé bỏ mọi hoà, hiệp ước với Pháp mà tiền triều nhà Nguyễn đã ký với Pháp trước đó. Việc làm này tạo ra một mốc điểm căn bản trong cơ chế Pháp lý của Việt Nam. Trước hết, minh định tính Độc Lập với trọn bộ chủ quyền của đất nước thuộc về dân tộc Việt Nam từ ngày 11-3-1945. Thứ đến, là giải tỏa bớt những nỗi ô nhục và tang thương của triều Nguyễn trước công luận. Tuy nhiên, với chủ trương nào đi chăng nữa, trong cương vị của một vi vua tại nhiệm, Điều công bố của vua Bảo Đại lúc đó là thành sự và có đủ lý lẽ pháp lý và lịch sử của đất nưóc. Không một văn bản nào có thể chối bỏ được gía trị thành sự của bản công bố này.

Từ đó, việc vua Bảo Đại chỉ định ông Trần trọng Kim làm Thủ Tướng để thành lập chính phủ vào ngày 17-4-1945 chỉ là công việc tiếp nối cần phải làm, không có gì phải bàn cãi. Theo đó, việc người dân thành phố kéo nhau xuống đường biểu tình để mừng chính phủ mới ra đời là một bước tiến thiết thực với hai ý nghĩa chính yếu mà ai cũng có thể nhìn thấy là:

  1. Công bố cho thế giới biết Việt Nam là một quốc gia Độc Lập và có chủ quyền. Từ đây không còn lệ thuộc vào đế chế của Pháp
  • Bảo cho bọn thực dân Pháp biết rằng, từ đây chúng không còn chỗ đứng trên đất Việt và xác định Việt Nam đã có một chính phủ hợp pháp. Mọi chuyện di chuyển của quân đội cũng như phía dân sự của Pháp phải được chấp thuận từ chính phủ Việt Nam.

Ngoài ra, việc công bố này còn cho thấy là Việt Nam đã xác định, không phải chi thông báo cho Pháp, nhưng còn cho thế giới biết là Việt Nam đã hoàn toàn dành lại chủ quyền, là một quốc gia Độc Lập. Tất cả những hoà, hiệp ước bị ép buộc ký với Pháp trước kia, nay đã hoàn toàn bị xé bỏ. Nguời Việt Nam từ đây không còn bị lệ thuộc vào những bản văn ấy. Nói cách khác, Việt Nam là một chủ thể hoàn toàn Độc Lập với diện tích, dân số và hình thể rõ ràng.

Tuy nhiên, có một điều bất tường là sau đó mấy tháng, sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, vào ngày 17-8-1945, giữa lúc người dân thành phố Hà Nội xuống đường để ủng hộ và chào mừng chính quyền mới sau ngày Độc Lập của Tổ Quốc thì tập đoàn Việt Minh đã nhân cơ hội cho người trà trộn vào đoàn biểu tình và trương cờ Phúc Kiến lên để biến cuộc biểu tình tuần hành mừng chính phủ Trần trọng Kim ra đời, thành cuộc nổi loạn, cướp đoạt lấy chính quyền. Đã thế, sau ngày 19/8/1945 lại dẫn đến ngày 2/9/1945, Hồ chí Minh, một kẻ vô danh nào đó trong tập đoàn Việt Cộng đứng lên tuyên bố Việt Nam Độc Lập! Hãy hỏi xem, những tuyên bố này thành sự hay bất thành sự?

  1. Tuyên bố của vua Bảo Đại ngày 11-3-1945:

Ai cũng biết vào ngày 11/3/1945 vua Bảo Đại đã nhân danh là người tại nhiệm trong vị thế là quốc trưởng của Việt Nam, tuyên bố Việt Nam Độc Lập. Ông đã ký hủy bỏ toàn bộ những bản văn nhận sự bảo hộ của Pháp mà tiền triều đã ký với thực dân Pháp trước đó. Điều công bố bởi người tại nhiệm, không bị gián đoạn này, tự nó xác định, hóa giải và phế bỏ tất cả mọi hòa, thỏa hiệp mà tiền triều đã ký kết với Pháp. Chính bản công bố này đã tạo lập và xác định một thế đứng riêng biệt cho Việt Nam, từ đây không còn lệ thuộc trong liên hiệp Pháp nữa. Cũng chính bản văn này đã xác định việc chấm dứt tình trạng bị bảo hộ bởi thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam, và mở ra con đường tự chủ cho xứ sở. Nó có khả năng miền nhiễm, giải trừ tất cả các bản văn đồng thể hay đối nghịch.

  • Bản tuyên ngôn của Hồ chí Minh :

Việc làm của Hồ chí Minh vào ngày 2/9/1954 theo tiêu chuẩn pháp lý không khả dĩ khá hơn việc Dương văn Minh làm đảo chánh vào ngày 1-11-1963 để cướp lấy chính quyền ở miền nam là bao. Sau cuộc đảo chánh, lật đổ chính phủ trước. Họ cũng có khả năng thành lập chính phủ. Nhưng tuyệt đối không có đủ tư cách để công bố về nền Độc Lập của quốc gia Việt Nam. Như thế, Hồ chí Minh cũng không có ngoại lệ. Y có thể thành lập chính phủ CS sau khi cướp được chính quyền. Nhưng tuyệt đối không có một tư cách nào để tuyên bố về nền Độc Lập của Việt Nam. Ấy là chưa kể đến phần trình diễn là đạo văn trong bản Tuyên Ngôn Lập Quốc của Hoa Kỳ.

  • Thành sự bằng sự cưỡng đoạt ngôn từ và bạo lực trấn áp.

Rõ ràng, Hồ chí Minh không có đủ tư cách để tuyên bố về chuyện độc lập của Việt Nam sau khi CS cướp được chính quyền vào ngày 19-8-1945. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì Việt Minh đã cướp được chính quyền nên mới khả dĩ cường điệu áp đặt vấn đề pháp lý trọng đại lên tổ quốc Việt Nam mà thôi. Tuy nhiên, ngay sau khi chế độ cộng sản này sụp đổ tại đây, việc này sẽ được xác minh lại theo nguyên tắc của pháp lý. Nghĩa là Việt Nam là một quốc gia đã có Độc Lập từ ngày 11-3-1945 theo lời công bố của vua Bảo Đại đang tại vị. Có thể vì có đôì chút hiểu biết về pháp lý, nên những văn bản chính thống của tổ chức này ngay từ những ngày đầu cũng công bố là Việt Minh đã “ cướp được chính quyền”.

Đã thế, người nắm vai chủ tịch nước và chủ tịch đảng CSVN sau khi cướp được chính quyền là Hồ chí Minh lại là một đảng viên đảng cộng sản Trung cộng. Y không phải là một đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Như tôi đã viết trưóc đây, đảng viên cộng sản có lời thề là trung thành với đảng và tổ quốc của mình khi gia nhập đảng. Theo đó, khi nhập đảng CS/TC Hồ chí Minh chỉ phải thề trung thành với đảng và nhà nước Trung cộng mà thôi. Từ đó, đảng viên Hồ chí Minh phải thi hành những chỉ thị của nhà nước Trung cộng. Đảng viên Hồ chí Minh không có nhiệm vụ phải trung thành với đảng và nhà nước CS/ Việt Nam. Có chăng chỉ là sự quan hệ cùng đảng phái!

Để có thể làm rõ nét hơn về chyện này, tưởng cũng nên nhắc lại rằng: Ngay trong phiên họp đầu tiên của chính phủ Trần trọng Kim vào ngày 4-5-1945, nội các mới đã soạn thảo Hiến Chương và ra quyết định lấy lại quốc hiệu nước là Việt Nam đã có từ thời Gia Long (1802). Điều này còn hàm ý xác định là sự vẹn toàn của lãnh thổ Việt Nam từ đây sẽ bao gồm cả Bắc- Trung – Nam, thay vì dưới cái tên Đại Việt (tên trong thời bảo hộ) với ba miền Nam-Trung-Bắc đã phải sống dưới ba định chế Pháp thuộc, pháp lý, khác nhau.

Đã thế, Ngày 2-6-1945 lá Quốc Kỳ mới của Việt Nam Độc Lập chính thức chào đời và xuất hiện chung trên cả ba vùng miền Bắc Trung Nam, thay cho hiệu kỳ từng vùng lúc trước. Lá cờ này là tiền thân của Quốc Kỳ mà sau này quốc dân Việt Nam đã sử dụng tới năm 1975 tại miền nam Việt Nam theo thể chế Việt Nam Cộng Hòa. Rồi sau ngày 30/4/1975, khi CS chiếm được miền nam, Cờ Vàng đã đi theo người Việt Quốc Gia trên mọi nẻo đường tỵ nạn Cộng sản. Đến hôm nay, nhiều quốc gia, nhiều tiểu bang tai Hoa Kỳ vẫn công nhận đó là biểu tượng của người Việt Nam yêu chuộng hòa bình.

Như thế, đứng về phương diện luật pháp, cái gọi là “Cách mạng mùa thu” thực chất chỉ là một cuộc đảo chánh, nhắm cướp đoạt lấy chính quyền của CP Trần Trọng Kim mà thôi. Ngoài ra không còn một khả năng nào khác.

Khi nói về chuyện này, Bùi Tín, một chính trị viên trong QĐND/ Việt cộng với quân hàm đại tá của bình đoàn cướp chính quyền vào năm 1945 đã xác định như sau“Sau 70 năm, nhìn lại không thể gọi biến cố đó là Cách mạng tháng Tám được. Gọi vậy là “ngoa ngôn”, là “đại ngôn”. Nó không thể được gọi như vậy!

Phần cựu hoàng Bảo Đại thì tự đấm ngực cho rằng:” Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn. ( Cựu Hoàng Đế Bảo Đại)

Trong khi đó, Tô Hải, một thanh niên đã từng tham gia vào cuộc xuống đường này, sau đó, đi theo và phục vụ Việt Minh cộng sản nhiều năm và trở thành đảng viên nòng cốt của đảng. Đến lúc cuối đời đã có nhận định cay đắng về cái ngày ấy là: “Chỉ đơn cử 2 ngày 17 và 19/8/1945 là đã có sự lẫn lộn rồi.  Thì ra 17/8 là cuộc Mít tinh của công chức biểu tình ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim.  Còn ngày 19/8 là ngày Mít tinh ủng hộ Việt Minh.  Bọn thanh niên chúng tớ ngơ ngác về chính trị, cứ thấy Mít tinh là ào ào đổ ra đường chẳng hiểu ai lãnh đạo?

Và một bản tường thuật tại chỗ, quan trọng nhất chúng ta không thể không nhắc đến là:Trước Nhà Hát Lớn, 15 giờ ngày 17-8, trời kéo cơn mưa, nhưng hàng vạn công chức đã sắp thành đoàn đứng chặt đường Paul Bert, kéo dài suốt Hàng Trống.  Dân chúng tới xem, chen chúc trên các ngả phụ cận, Bobillot, Amiral Courbet. Trên bao-lan Nhà Hát, cờ ba vạch gãy Quẻ Ly được từ từ đưa lên, trong tiếng đồng ca vang dội Tiếng gọi Thanh-Niên… Mây xám giãn dần; chợt thấy giọng ai như của L. béo ngập ngừng qua ống phóng thanh: “mặt trời tỏ, một điềm vui… Hôm nay chúng ta họp mặt tại đây để `mừng cho chủ- quyền đã thâu hồi toàn-vẹn, và hoan hô Chánh-phủ Trần-Trọng-Kim…Hoan-hô!  V.N. độc-lập muôn năm!( Đoàn Thêm)

  1. Thêm những bằng chứng cho một cuộc cướp vĩ đại.

Trước, sau chuyện cướp tại Hà Nội vào ngày 19-8/1945, trên toàn cõi Việt Nam đều  sảy ra những cuộc cướp tương tự, đáng kể như:

  1. Vụ trộm cướp trong hoàng cung triều Nguyễn xảy ra sau ngày 19/8/1945.

Của cải trong cung bị Việt Minh lấy đem ra chợ bán và bốn tấn bạc người Nhật trả cho Triều Đình Huế biến đâu mất? Đây là những của cải trong cung mà Phạm Khắc Hoè đã làm kiểm kê kèm theo biên bản để giao cho nhà cầm quyền Việt cộng mà Bộ Trưởng Lê Văn Hiến là đại diện đứng ra ký nhận. Kết qủa, không ai biết là nó còn đầy đủ hay đã bị thủ tiêu, tẩu tán ngay sau đó. Chỉ thấy sau này cựu Thủ Tướng Trần Trọng Kim đã ghi lại trong hồi ký của ông là: “ Ở trong hoàng thành, Việt Minh cho người vào lấy những bảo vật và y phục của các vua chúa đời trước đem ra chợ bán.  Khi quân Nhật sắp hàng có đưa trả lại cho chính phủ Việt Nam bốn tấn bạc bằng thoi chở vào để trong cung, số bạc ấy không biết về sau ai lấy mất.

  • Ai đánh cắp tiền trong Kho Bạc ở Nam Kỳ?

Một điều ít ai biết là tình trạng thất thoát của cải và tiền bạc này cũng xảy ra ở Nam Kỳ. Theo Bác Sĩ Trần Ngươn Phiêu trong hồi ký Gió Mùa Đông Bắc của ông: […]” tối ngày 5 tháng 9, để tìm cách trấn an dân chúng, Trần Văn Giàu đăng đàn diễn thuyết ở rạp hát Nguyễn Văn Hảo, nhưng không thuyết phục được dân chúng phải chấp nhận những gì y nói, nhất là khi Giàu cho biết là Kho Bạc hiện thiếu 7 triệu đồng.  Dân chúng hoang mang: 7 triệu đồng ai lấy mà bây giờ mới thấy thiếu?”.

  • Câu chuyện cướp 17 tấn vàng của Ngân hàng Việt Nam vào ngày 30-4-75.

Theo Bùi tín có mặt tại DĐL vào gần trưa 30-4-1975 đã tường thuật như sau: “Trưa 30-4-1975, trong phòng lớn của Dinh Độc lập, sau khi tôi gặp và hỏi chuyện tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu,. Ông Nguyễn Văn Hảo ghé tới nói nhỏ với giọng miền Nam, «Thưa tôi là Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế – tài chính, có chuyện cần trình bày riêng với các ông». Tôi cùng ông Hảo đến ngồi bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. ông Hảo nói ngay: «Chúng tôi vừa trao đổi với nhau, muốn nhờ ông báo ra ngoài đó là bọn này đã giữ lại hơn 16 tấn vàng không để họ mang đi, hiện để trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận». Tôi bàng hoàng rồi hỏi lại cho rõ câu chuyện và gủi điện về Hà Nội “ Gửi riêng Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị – Tuyệt mật. Hôm nay 30-4-1975 Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo… báo tin cho tôi là đã giữ lại trong ngân khố hơn 16 tấn vàng, mong ta cho người vào nhận. Bùi Tín».

Đầu tháng 5-1975 tôi (BT) cũng được tướng Đào Đình Luyện, chỉ huy không quân, cho biết nguyên một chuyến chuyên cơ IL 18 đã chở số vàng thu được từ Sài Gòn ra Hà Nội. Tuy nhiên, trong các phiên họp của chính phủ, của quốc hội sau 30-4-1975, không có một chi tiết nào về hơn 16 tấn vàng được chính quyền miền Nam chính thức giao lại. … Năm 1987, khi có dịp gặp ông Trường Chinh ở Đà Lạt, tôi kể lại chuyện này, ông cho biết : « Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác…, nay còn gì nữa đâu!». (Bùi Tín).

Hỏi xem số vàng ấy nay ở đâu? Hay nó đã vào tay bọn cướp và đã bị chúng  tiêu tán từ lâu rồi. Ai sẽ đứng ra đòi nợ cho người dân nước Việt đây?

  1. Việt Minh, những kẻ đánh cướp lịch sử.

Sử của nhà nước Việt cộng ghi rằng:“ CM T8 đã đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập, đem chính quyền về cho nhân dân”.

Xem ra điều công bố này hơi bị buồn nôn và vô cùng láo lếu. Gọi là láo lếu vì nó hoàn toàn không đúng với sự thật. Để chứng minh điều tôi vừa viết, bạn hãy nhìn  ngược về  trước ngày 17-8-1945. Hỏi xem, vào lúc ấy VM đã có một cuộc chiến nào với Pháp hay chưa? Hay vào lúc ấy, toàn bộ quân Pháp đã bị Nhật loại bỏ và bị giải giới từ ngày 9/3/1945 rồi? Kế đến, VM lại càng không hề đuổi Nhật. Lý do, Nhật đã đầu hàng Đồng minh sau khi hai qủa bom nguyên tử thả xuống Hiroshima va Nagasaki.

Trước đó, ai cũng biết, sau khi đánh gục Pháp và muốn giữ lại một vị thế nào đó sau chiến tranh, Nhập đã giúp Vua Bảo Đại rút Việt Nam ra khỏi Liên Hiệp Pháp và tuyên bố hoàn toàn Độc Lập vào ngày 11/3/1945. Chính nhờ vào thời điểm này mà Việt Nam đã xóa bỏ mọi hiệp ước ký với Pháp. Rõ ràng Việt Minh CS không có bất cư một can dự nào vào những biến cố lịch sử kể trên, ngoài việc đi tìm kiếm và thủ tiêu những người Việt quốc gia yêu nước như trường hợp của nhà văn Khái Hưng, học gỉa Phạm Quỳnh và hai cha con Tổng đốc Ngô đình Khôi…

Tuy nhiên, vào ngày17-8-1945, nhân cuộc tuần hành của dân thành phố ủng hộ chính phủ TTK, Việt cộng đã thừa cơ cướp lấy diễn đàn của đoàn biểu tình và sau đó là đi cướp lấy các cơ sở thuộc quyền của Chính phủ Trần Trọng Kim. Và còn tồi tệ hơn thế, Việt cộng đã lừa nhân dân đi cướp chính quyền cho Đảng CS chứ không phải là dành chính quyền về cho nhân dân. Bằng chứng, suốt từ ngày khởi đầu ấy cho đến nay, chính quyền được chúng khoác cho cái danh nghĩa gọi là của nhân dân, nhưng chưa từng có một người dân nào giữ được cái chức quận trưởng, xã trưởng, phường trưởng… nói chi đến Tỉnh trưởng , bộ trưởng. Trái lại, từ trên xuống dười, hàng dọc, chiều ngang đều lúc nhúc các đoàn, đảng viên Tàu cộng và Việt cộng.  

Như thế, Việt cộng không những chỉ là những kẻ đánh cướp lịch sử của dân tộc  Việt Nam, nhưng còn là những kẻ đánh và cướp đoạt lấy toàn bộ công quyền, tài sản của đất nước nữa.

  1. Biết con không ai bằng cha.

Cổ nhân ta thường nói: “Biết con không ai bằng cha”. Xem ra trường hợp này cũng rất đúng nếu Hồ chí Minh là Nguyễn tất Thành. Bởi lẽ, chính Nguyễn Sinh Sắc đã không thừa nhận đứa con trai út Nguyễn Sinh Cung, ông xác dịnh “không muốn nghe nói đến đứa con hư của mình […] Nó tôn thờ thứ chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhà vua, mà còn đả phá luôn cả gia phong, tức uy quyền của người gia trưởng.” (Theo Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de L‘Indochine au Vietnam, Paris, 1990). 

Điều này có lẽ đúng, Bởi người xưa họ giữ nề nếp rất kỹ. Nếu biết con làm những việc vô luân, phản nghịch, chẳng mấy cha mẹ dám nhận kẻ đó làm con, vì sợ bị đồng tội, hay lây vạ cho cả dòng họ. Dĩ nhiên, hành động của ông Nguyễn sinh Sắc lúc đó là … sợ. Mới chỉ nghe nói Nguyễn tất Thành theo cộng sản (1929), Y chưa có cơ hội gây ra sự tàn bạo trên đất Việt, nhưng đã bị Pháp kết án tử hình khiếm diện. Và đây có thể là lý do ông Nguyễn sinh Sắc sợ bị vạ lây nên viết ra như thế. Tuy nhiên, đó cũng là cái lẽ thường tình vì ông còn phải bảo vệ những người khác còn đang ở trong nước. Nhưng nếu còn sống, chắc chắn là ông ta sẽ không dám nhìn mặt Hồ chí Minh khi biết Y xuống tay giết chết 172000 ngàn người Việt Nam vô tội, trong đó có cả những người ruột thịt đã bảo trợ, bao che cho chính gia đình ông.

May là Trời đã thương và cho ông đi trước nên không phải nhìn hay nhận lấy lưỡi dao mã tấu cay nghiệt từ bàn tay tắm máu của Hồ chí Minh.

 Bảo Giang

Mùa quốc nạn thứ 74.

Đăng tải tại Uncategorized | 1 bình luận

Hịch Cứu Nước.

                                              Đầu làng trống,

                                             cuối thôn chiêng,

                            Cây cỏ nước Nam như nghìn mũi giáo.

                                                 Muôn vạn binh

                                                  trăm ngàn mã,

                             Thét tiếng loa cho Tống, Hán bay hồn.

                                              Vầng nguyệt tỏ,

                                              Ánh dương soi,

                            Sánh cùng nước Việt muôn đời hùng vỹ.

                                              Nay:

                        Dòng sử Tiên Long bỗng gặp cơn nguy biến,

                            Vận nước nhà lâm nạn cộng phỉ hại dân.

                           Người trong nước đã muôn phần lao khổ,

                          Lại cánh cánh bên lòng cái hoạ ngoại xâm.

                                                   Thế cho nên

                                           Chiêng hồi trống thúc.

                                            Nào hỡi Tiên Long,

                                             Như ngàn con sóng,

                                           Thách với đại dương,

                                                Đọ gan trời đất,

                                       Chị ngã xuống, em đứng lên,

                            Dẹp cho tan lũ cộng Hồ buôn dân bán nước.

                                                    Mẹ phất cờ,

                                                    Con ra trận,

                    Quét cho sạch bọn bành trướng ra khỏi biên cương.

                                                Người trong nước,

                                                    Kẻ ngoài biên,

                           Quyết đưa biển cả núi cao về an bình thái lạc.   

                                                   Bởi gương xưa:

                        Tiền nhân ta, một thước kiếm xây nền đế nghiệp.

                        Dựng xã tắc, lấy Nhân Nghĩa yên định muôn dân.

                        Cuộc mở nước như ngọn thuỷ triều trong trời đất,

                        Dẫu hưng vong, vẫn lẫy lừng giữa chốn trời đông!

                                    Năm qúy Mão ( 43) đuổi Tô Định,

                             Sử nhà Nam ghi tạc công đức Nhị Trưng.

                                           Dáng anh hùng, thân nhi nữ,

                         Bờ sông Hát ngàn thu còn nghi ngút khói hương.

                             Đất Thái Bình, (Giáp Tý 544) sinh Nam Đế,

                             Dòng sử Việt thêm một lần vạn thế lưu danh.

                                           Cờ Thiên Đức, lầu Vạn Thọ,

                                 Mở hội anh hùng Việt Quốc Vạn Xuân.

                                               Vạn Xuân, vạn Vạn Xuân,

                                         Lúc khua chiêng, khi đánh trống,

                                          Trăm vạn mã, ngàn chiến thuyền,

                    Ngô Vường giữa Bạch Đằng ( 938) như ngàn con sóng bạc.

                                                    Tiếng quân Nam,

                                                     trong gío bão.

                           Thế vươn cao trên đỉnh thác trảm Hoàng Thao.

                                                    Bàn chân Việt,

                                                    bước thênh thang.

                             Năm lần phá tan quân nghịch tặc cướp nước.

                                                 Bến Chương Dương,

                                                     thành Vạn Kiếp,

                                Cửa Hàm Tử sóng hồng đỏ lấp non sông.

                                                     Diệt Minh, Hán,

                                                 triệt Thanh, Nguyên,

                               Xoay cơ trời, định bờ cõi, xây nền Độc Lập.

                                                      Đầu Toa Đô,

                                                       thân Ô Mã,

                        Mộng bành trưóng khó thoát nạn sinh bắc tử nam.

                                      Dòng nước xanh, vẫn miệt chảy.

                                Lớp sóng còn thấy nỗi nhục Lưu Cung,

                             Mà trang sử Việt vẫn muôn năm trường cửu.

                                 Sang Giáp Thân (1284), Hội Diên Hồng,

                        Nghìn thu lưu dấu Hưng Đạo, Ngô Vương vì nước.

                                      Công dọc đất, nghiệp ngang trời,

                                 Làm cho khắp nơi sáng tỏ uy linh thần vũ,

                                        Vây Đông Quan, hãm Chi Lăng,

                             Chỉ một trận mà Liễu Thăng thân vùi vó ngựa.

                                       Chém Thôi Tụ, tha Vương Thông,

                     Kiếm Thuận Thiên, bạt ngang trời, Lam Sơn vì nghĩa.

                                  Sang Đinh Mùi (1427) vạch biên cương,

                   Đất chung một dải, thiên thư định phận: Mỗi nhà một cõi.

               Nước chảy cùng dòng, cao xanh đã tạo: Nguồn cội khác nhau.

                                  Đến Kỷ Dậu (1789) mở đường sử mới,

                                     Bắc Bình Vương ra tới Thăng Long,

                                       Vào Ngọc Hồi, Sầm Nghi thắt cổ.

                                        Sang Đống Đa, xác Hán từng gò.

                                         Tiếng quân reo long trời lở đất,

                                        Tung vó ngựa, trúc chẻ ngói tan,

                                 Sỹ Nghị bỏ chạy mà Càn Long vỡ mật!

                                            Hỡi ơi, thế cuộc đổi thay,

  Tổ quốc chưa vui hết ngày hội, mà nơi phương Nam lệ đổ tiễn Quân Vương!

  Gặp cơn nước đục Nguyễn Ánh đi cầu binh ngoại để gieo cái hoạ cho nước.

  Đầu làng, cuối xóm chó sủa thâu đêm, dân tình không có được giấc ngủ yên.

     Trong nhà con thơ khát sữa, ngoài phố phu thợ, lao công thời ho ra máu.

             Ghê gớm thay, cuồng bạo thay! Cái ách phong kiến, ngoại  xâm.

                                  Nhưng anh linh sông núi chưa tận,     

                                  Hồn thiêng nước Việt vẫn còn đây.

                                  Hịch Hàm Nghi đã vang vọng bốn phương

                         Vì Tổ Quốc, người yêu nước lại đứng lên vì nước.

                         Sau trăm năm, m6ạch sống xoay vần, 

                         Cơ trời thăng hoa, đất thời chuyển động,

                 Non sông chưa thoát ngoại xâm, Việt Minh đã dựng cờ hồng. (1930)

                                 Gặp năm đói (1945) chuột đồng về phố,

                                   Cửa nhà hoang, máu đổ khắp thành.

             Sáng đấu tố, chiều đấu tố, đấu cho hết những người vì tổ quốc,

             “Đào tận gốc, trốc tận rễ”, quyét cho sạnh đạo lý luân thường!

               Nơi tôn nghiêm, Cộng kéo về là đá không còn chồng trên đá,

          Phá chùa xưa, đập giáo đường, miếu thần hoàng gạch nát từng viên.

     Cảnh đồng hoang, hồ khô cạn, xác chết chương lên giữa phố bốc mùi ô uế.

  Bầy chuột đói, chạy vòng quanh, bày đàn hương án, chia phiên bán nước cầu vinh.

                                            Ngày đại nạn, đất lặng tiếng,

                                   Trời ngủ yên, ai biết đâu mà réo gào. 

                                          Trong đêm tối, đưòng mã tấu,

                 như ánh sao, người ngã xuống cho vinh quang về với bác đảng.

                                           Lúc nắng lên, đôi dép râu,

                       vào từng nhà, ra tận mộ, réo từng ngừời mà tra khảo của.

                                               Người chết không nấm mồ,

                                                 Kẻ sống mất đồng ruộng.

                   Xác trên sông, theo dòng chảy, ấy công nghiệp vĩ đại  Hồ tinh.

                  Tám mươi năm, máu thành dòng xương cốt Việt chất cao bằng nui,

                Gớm ghiếc thay, lòng ác độc, lưỡi vô thường của loài lang sói cộng nô.

             Kinh hãi thay cảnh giết người, dẫu phong kiến, ngoại xâm xưa nay chưa thấy:

                                                     Thằng bé mới lên năm,

                                                       mặt xanh như tàu lá,

                                                      ngã chúi đầu trên sân,

                                                         mồm ấp a ấp úng,

                                         Ông ơi, Hồ…. Hồ chí Minh giết người.

                                                         Đứa trẻ năm xưa,

                                                           nay đầu đã bạc,

                                                       tên người tưởng ma,

                                                          đổ gục xuống đất,

                                                         đôi mắt trừng trừng,

                                            máu trào ra miệng. Lại cũng là… nó!

                                                Cắc…cắc… tùng… tùng…cheng!

                                                  Việt Minh lập hội, tiêu công lý,

                                                     Cộng Sản kết bè, triệt tự do.

                                                    Hỡi ơi, cơn đau như xé ruột,

                                               Tiếng thét uất nghẹn chẳng ra hơi.

                                                    Mảnh đất nào cho dân ta ở,

                                                Nước sông nào cho dân ta uống,

                                                   Gạo thóc nào cho dân ta ăn,

                                                  Sữa mẹ nào cho con bú mớm?

                                                Tám mươi năm giặc cộng kéo về,

                             Bấy nhiêu năm nước mắt chẳng khô, đau thương chẳng cạn.

                                                 Ôi! ngày đại nạn, sao mãi ngủ yên!

                                                     tùng…. tùng…. cắc ….cắc…

                                                             Nào hỡi Tiên Long,

                                        Hãy một lần nhìn lại xem giang sơn cẩm tú.

                   Bắc Hồng Hà, nam Cửu Long, nối liền thân một gánh Hoàng Liên..

             Từ Nam Quan, đến Cà Mâu, lưng tựa Trường Sơn chung sức tràn ra biển lớn.

  Là cơ đồ, là sản nghiệp, là hơi thở, là máu xương của tiền nhân để lại cho lũ cháu đàn con

                                                           Nay, tủi hận chưa,

   Suốt một giải giang sơn ấy không còn nơi nào thiếu dấu chân quan cán thời Tống – Hán.

                                                              Đau xót chưa,

    Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa… là đất mẹ bỗng đổi tên ra xứ người!

                                                      Ôi! quốc phá gia phong.

                                                    Nước mắt lau chẳng ráo,

                                                  Thương vì hai chữ Non Sông.

                                            Dân không nhà, nước vô chính lệnh.

        Trên,  một bầy đoàn cán cộng vui mừng làm lễ lên ngôi thái thú.

         Dưới, phận lê dân cơm không no, áo không ấm , phận cái  kiến sống đời nô lệ,

                                                             Hỡi toàn dân Việt,

                                                            Tổ Quốc lâm nguy.

                                                             Ai người vì nước,

                                                              Đứng dậy mà đi.

                                             Người đi, chí toan bắt voi rừng hổ báo,

                                             Có lẽ nào lo ngại chồn cáo mèo hoang?

                                             Kẻ xuống biển tìm diệt kình ngư, hà bá,

                                               Có khi nào lại sợ cóc nhái dưới chân?

                                                   Nào Ta đi cho Việt Linh ngời sáng,

                                                   Này Ta về cho hồn nuớc trào dâng.

                                           Đất của Mẹ, một ngọn cỏ ta thề không bỏ,

                                      Núi nước Nam, một viên đá ta quyết chẳng rời.

                                                   Chị ngã xuống, em đứng dậy,

                                         Diệt cho hết phường bán nước hại dân,

                                                   Mẹ phất cờ, con ra trận,

                                        Quét cho sạch bọn bành trướng bắc phương.

                                                           Người trong nước,

                                                               kẻ ngoài biên,

                                                   Dựng cho cao ngọn cờ Độc Lập.

                                                      Hát cho đều tiếng hát Tự Do.

                            Cho ngàn ngàn sau, dòng sử Việt còn lưu danh cùng trời đất.

                         Cho vạn vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh.

Cản                                                             

Bảo Giang

Đăng tải tại Uncategorized | 1 bình luận

Bài Văn Ngày giỗ bạn,

Bài Văn

Ngày giỗ bạn,

Kính dâng hương hồn anh tôi.

và các bằng hữu đã bỏ mình vì nghiệp nước.  

Thơ rằng:

Thanh bảo kiếm trao nguời dũng sỹ,

Nghiệp anh hùng từng chữ còn ghi!

Bác T. ôi, các bác ôi,

Nước non còn đó bác về nơi đâu?

Nhớ khi xưa, tuổi thơ vừa lớn,

Bác với tôi chung lớp, chung trường.

Tuy hai đứa chưa một lần vung tay đọ sức,

Nhưng đôi mắt đã thường lại qủa cho nhau.

Ngồi trong lớp bác vờ như thánh sống. Bước ra sân thì cái miệng oang oang làm cho trời long đất lở. Hỏi có chiêng trống nào đua tranh cho nổi.

Giờ ra phố, thấy cô em kẹp bím. Mặt thời xanh như tàu lá, thày cô gọi không buồn lên tiếng. Đành lặng lẽ đi vào giấc ngủ tương tư.

Gặp những buổi trưa hè nóng nực, tuổi thơ vừa lớn, bác một mình một chợ khoe tài múa gươm đánh kiếm.  

Đến lúc trăng treo cuối sóng, hùng tâm là chí, kinh luân là tài, bác với tôi lặng lẽ bên ngọn đèn đêm kinh sách. 

Gặp thời quốc cộng phân tranh, đôi bên miệt mài giao chiến. Mẹ gìa thức suôt năm canh, trẻ thơ giấc ngủ không yên, lại thêm vạn dân muôn phần khốn khổ. Bác lại bảo, đứng dậy mà đi! 

Tuổi thơ là thế,

buớc vào đời bác lại anh dũng hơn người.

Em nhớ mãi lần đầu bác đưa em xuống … xóm( xóm nhỏ vào nhà bạn tôi), đường quanh co gập ghềnh khi lên lúc xuống. Lúc lên thì nó nhô cao như đỉnh núi gợn sóng. Mà vào chổ lõm thì thăm thẳm hang sâu. Em lạ hơi, lạ người lạ cảnh, lạ cả mùi hương, đôi chân run run trước vùng hoang cỏ lạ, chỉ sợ vấp té làm lấm cái áo trắng tinh. 

Phần bác thì hiên ngang như dũng tướng khai thành, trèo lên thì tới tận đỉnh núi cao, mà tụt xuống thì cho đến âm ty địa ngục, có chỗ náo xót dấu chân? Bác đi hiên ngang giữa khung trời dấu ái. Ôi những bước vững chãi, làm cho lũ cỏ non với những đôi mắt nai vàng ngổ ngáo, rạp xuống ở hai bên đường mà bái phục.

Chẳng mấy hôm sau, em như mèo nhớ mỡ, giở lại xóm xưa, trước vờ thăm bác, sau là ghé mắt trộm nhìn cô em hàng xóm.

Tội tình chưa, bác thời vắng nhà, riêng cô em ngồi thút tha thút thít, còn lại mỗi đôi mắt đỏ. Lúc hỏi ra, cô nàng bẽn lẽn bảo là bác đà quất ngựa truy phong!

Đau đớn nhẽ, trời lặng gío mà giông bão cuồn cuộn dậy sóng. Em toan học theo kế gã Tào tìm đường tẩu vi thượng sách kẻo lại rước họa vào thân.

Có ngờ đâu, nàng theo chước Tôn phu nhân, túm lấy tay em mà kể lể sự tình…

Thì ra thế… Em vỡ lẽ, bác vì nặng nợ non sông, mà anh dũng rong ruổi vó ngựa chiến chinh.

Cảm phục thay, bạn ta vì nước vì dân lên đường thì có xá gì bọn quỷ đỏ kia ngăn đàng chặn lối.

Ta được nhờ mà vạn dân cũng được hưởng lây phần hạnh phúc. Riêng cô em mắt đỏ, phải có ngày vui tít cung thang.

Mấy hôm sau, em nghe tin bác bỏ ngựa lên tàu, chọn con đường đi mây về gió. Ngày vì nước, đêm với cung hằng kề vai cho thỏa cái mộng làm trai.

Từ đấy,

Bác lên cao, giang đôi cánh  rộng, mộng làm cho bốn phương tỏ lối anh hào. 

Tuổi thanh  xuân, qủa tim nồng ấm, mong cho đời đầy nghĩa yêu thương gắn bó.

Chí là thế, non cao là thế. Bác sẽ bay lên cho bốn bề yên định.

Tình là đây, yêu thương cũng là đây, bác sẽ về cho tình thắm lên ngôi. 

Nào ngờ đâu, một sớm không chừng giữa trời chim bay lạc nhạn. Mẹ gọi con mà lòng đau biết đâu là số mệnh.

Cánh chim di, bay mãi không về, biết tìm đâu bến đỗ. Vợ khóc chồng con réo gọi tình cha, một ngày một thấy khan hơi!

Đèn tổ quốc, nắng soi giữa trời, 

Sân bay còn đó, bác rời cuộc vui!

Thân pha nghiệp nước, mái tóc nào giao hẹn với non sông,

Chí trai nặng nợ,  bến thuyền nào trong giấc ngủ yêu đương?

Thương ôi!

Đèn trời vụt tắt, hóa ra cảnh nương dâu ngập nước từng chiều.

Xe ngựa tan, bóng cờ Vàng một sớm thu về trong sóc cảnh.

Bụt chùa hoang,  đôi dép râu trước cửa, sư ông khó tụng kinh gõ mõ.

Đền thờ vắng, tháp chuông buồn, cái mũ tai bèo làm chết cả tương lai.

Chua xót thay, cơn quốc biến, cảnh nhà lâm nạn!

Gặp hội tàn,  bác bỏ trời, bỏ đất mà đi!

Lúc bác đi là cả nước thập phần sống dở chết dở, bạn bè xưa thì trăm đường khốn khổ, chạy tháo đổ mồ hôi mà không đủ phần cơm ăn áo mặc, nói chi đến nợ kinh sách thánh  hiền.

Khi giặc vào, người đi tù, tội ra khám. Cả một nước từ nam ra bắc thành nhà tù vĩ đại. Ngửa nhìn quan, một lũ dại. Cái khăn đỏ quấn ngang cổ cò, đôi mắt láo liên độc ác, tưởng từ ngàn xưa chưa có.

Đôi dép râu, dao mã tấu, đến từng xóm, vào từng nhà , dẹp cho yên, giết cho sạch những người yêu dân thương nước. Riêng phần đầu đưòng xò chợ, bỗng một ngày hóa nên quan, cán nhớn.

Khổ cho nước mà cũng tội cho nước.

Bởi vì nước mà bao người bỏ nước ra đi.

Chiều chôn dầu, đêm rời bến, đến sáng ra máu loang trên biển.

Vết dao đâm, viên đạn nổ, người Việt Nam chết lìa tổ ấm.

Ngọn nước cuồng, sóng cuôn đi, thân dân Nam chôn vùi giữa lòng đại dương!

T. ơi,

Ai may

Ai thoát,

Bước vào đời tỵ nạn bằng đôi mắt trắng.

Nhớ từng ngày mà thao thức từng đêm.

Miếng cơm,

Manh áo!

Học chữ người mà khó quên tiếng mẹ xưa.

Ngoảnh về nam cho lòng đau hơn dao cắt..

Chiều trông mưa, trưa đợi tối để mỗi ngày nắng lên mà đếm số.

Đông qúa dài, xuân chưa đến, lòng ngưòi mỗi năm mỗi đổi khác.

Mơ nắng hạ, đón thu sang, đến nay đà qúa phần tư thế kỷ.

Kẻ xa nhà, thác xa quê, nghĩa địa ngoại giờ đây thêm tiếng Việt.

Cuộc cờ tàn, thế hưng vong, biết đâu là mò kim đáy biển.

Để một ngày, kẻ nằm vùng, người chống cộng, lại chống nhau vì nước.

Vỗ tay reo, bác loa gào, ai biết ai là người vị Tổ quốc ?

Bạn ra đi, người nằm xuống quê hương ta nào thấy chữ Tự do.

Mộng khanh hầu, mơ khanh tướng mới làm cho dân Việt tan nát.

Thân quốc ngoại, người trong nước thẫn thờ đón thương đau từng phút.

Kẻ gian manh, bọn ác cộng, nhân cơ hội mà phình da bổng lộc,

Đường chưa thông, ngõ không tới, hẳn phen này dân ta gặp đại nạn…

Còn phận em, việc nhà thì nhác, việc chú bác lại siêng.

Sáng một đèo, trưa một đèo, tối lại một đèo. Một ngày những ba bốn đèo chẳng mấy lúc mà teo!

Ngoài năm mươi, có ai bảo là già. Cỏ non còn lắm, ruộng vườn thiếu người cày xới mà nay lắc đầu đấm lưng thùm thụp.

Ấy cũng vì, mải bài văn, mê câu thơ phú mà nên nỗi. Nhưng có ai bảo chừa thì nhất định nói không.

Thôi thì đành vậy, đã là số thì tránh sao cho khỏi số. Chỉ tiếc rằng bác đi qúa sớm làm em mất kẻ tri âm.

Nghĩ càng đau, nhớ càng buồn.

Nắng mới qua đỉnh đầu mà tóc ra màu trắng bạc. Đôi chân run, cánh tay mỏi, thêm đôi mắt hoa trông gà ra qụa.

Nhìn đồi cao, trông  núi cả, chí đi không nổi mà lại tưởng là mâm sôi qủa táo. Ghé răng vào, hương ơi, chỉ còn có lợi…

T. ơi,

C’est la vie là đúng qúa!

Nhớ khi xưa theo hàng chân ngọc, nào ngờ phút chốc chỉ thấy toàn da!

Nay nhân ngày quốc nạn, gặp giờ giỗ bác, em viết đôi hàng thắm thiết,

Giấy vắn tình thâm, nước mắt đầm đìa, bác đi lâu mà  em tưởng như mới.

Bạn cũ còn đây, hương xưa còn đó, bút mực nào đành lòng viết chia ly.

Mà thôi,

Xin dâng chén rượu, thoảng mùi hương ngoại cho lòng em dao cắt. 

Ngoảnh về quê, bái lạy đôi lần, cho nước trào ra khóe mắt.

Hồn bác thiêng, về đây mà giữ lấy cơ đồ.

Cẩn,

Bảo Giang

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Về một chuyến đi.

Về một chuyến đi.

Tôi sẽ viết gì về chuyến thăm xứ người. Ở đó là thành cao, phố đẹp, sự giàu sang. Hay là sự thanh bình, lịch sự của dân bản xứ? Hoặc gỉa, tất cả những điểm trên?

Tôi đến Roma giữa dòng người như thác cuốn, và dĩ nhiên, có nhiều câu chuyện có thể kể lại. Trước hết là câu chuyện trong dấu ngoặc dưới đây, bạn có thể đọc và đừng bao giờ nhớ. Bởi lẽ, Bạn tôi bảo: “ trong những thành phố mình đi qua như Milan, Munich,  Paris rồi Roma… Người người đi kề xát bên nhau, con số lên hàng trăm nghìn, mà lạ, không thấy một người đứng đái bên đường, cũng không thấy một bãi phân trên lối đi”.

“Ư nhỉ, chuyện lạ đấy. Ở quê tôi sau ngày 30-4-1975, có nhiều đổi khác, mà mở đầu là chuyện sau đây: Hôm ấy, dọc theo bên đường là từng lớp lớp cán binh cộng, cả giai cả gái, lụng thụng trong bộ quần áo mới mặc lần đầu, kéo nhau vào thành phố của miền nam. Họ có những đôi mắt đăm đăm, đi lặng lẽ, mặt không nụ cười. Dĩ nhiên, đoàn hùng binh thì súng ống trên tay hay vác trên vai nghiêm chỉnh. Tuy thế, đoàn bộ đội của Hồ chí Minh lại thêm một nét đặc sắc khác. Đó là cảnh đi chung với đoàn quân ấy là những con heo với một đầu giây chằng qua nách, và một đầu khác nằm trong tay anh nuôi (từ tôi mới nghe lần đầu) dẫn nhau vào Sài Gòn. Sau cuộc diễu hành này, họ sẽ ở đâu và làm gì với những con heo kia? Câu trả lời ngắn gọn lắm. Họ sẽ chiếm đóng các công viên, cổng dinh thự, cơ quan hành chánh của miền nam để nghĩ ngơi. Và dĩ nhiên, những con heo kia sẽ được các anh nuôi nấu nước sôi, cạo lông, mổ bụng để làm bát tiết canh, lấy thịt, xương hầm, chia nhau.

Chuyện đơn giản ấy, chẳng để lại dấu tích gì ư? Có chứ! Nhiều và nhiều lắm: “Chỉ sau một đêm, các sân vận động ở thành phố, rồi công viên và các gốc cây ở đường phố Sài Gòn, không một nơi nào mà không được đoàn bộ đội ta, cả giai và gái, thay nhau gài mìn. Sài Gòn ngày hôm trước hoang mang với những nét lạ lẫm của người mới đến. Chỉ sau một đêm, đường phố Sài Gòn la liệt những phân người, cứt heo. Tất cả đều được mang vào và thải ra từ lớp cán binh cộng sản vừa nhập thành.

“Đây chẳng phải là một câu chuyện riêng biệt, hoang đường, nhưng nó là câu chuyện đồng nhất của tập thể VC. Nó diễn ra ngay trước mắt mọi người. Vào sáng ngày 8-5-1975, tôi và vài người bạn mon men đến trường Luật xem trường cũ của mình ra sao. Khi đến nơi, tất cả đều e dè, và rồi, đã chứng kiến và phải bịt mũi khi ngủi thấy mùi phân từ trong hành lang và sân trường. Đây là chuyện trước kia không bao giờ có. Sau một vài vòng quanh sân, cầu thang, ra khỏi cổng, chúng tôi đi về phía bùng binh con Rùa. Gần đến nơi, tôi và hai người bạn choáng váng khi nhìn thấy hai bộ đội cái, (khoảng trên dưới 20) tụt quần ngồi xuống ngay dưới gốc cây lớn bên đường. Mà lạ làm sao chứ, họ thản nghiên, chẳng một chút ngượng ngùng. Sau này, tôi nghe nói bên Văn Khoa, Khoa Học cũng chẳng có gì khác biệt vào thời gian ấy.

Dĩ nhiên, chuyện ấy vẫn chưa chấm dứt. Bạn tôi kể: “một hôm đang ngồi trong quán lề đường, bỗng thấy mấy anh cán bộ mang theo thùng keo và những tấm hình cuốn trong tay đi ngang. Chợt, họ dừng lại, quyệt keo lên tường và bình thản, nếu không muốn noí là trang trọng dán lên đó những tấm hình khổ lớn của Hồ chí Minh. Khi nhìn thấy, ai cũng cho là hình ảnh này như một chứng từ xác minh là từ đây thành phố này mang tên bác.

“ Mà lạ làm sao, ngay khi keo chưa khô, đoàn tạp vụ vừa đi khuất là lần lượt, năm bẩy ngưòi, gìa có, trẻ có, cán bộ thường phục và mặc sắc phục có, họ như vội vã  theo nhau ra đứng trước bức tường. Những tưởng là họ đến để chiêm ngưỡng ảnh bác. Ai ngờ, chẳng ai bảo ai, tất cả đều vén quần lên… tè. Công tác xong, họ bình thản cài lại cái cúc quần và bỏ đi như chẳng có chuyện gì xảy ra.

Chuyện đứng đường này tôi không hề nhìn thấy ở Munich, Paris hay Rôma. Tôi không bảo là họ tử tế, văn minh, nhưng có lẽ tôi không bắt gặp chăng. Tuy thế, có một điều tôi biết chắc việc giải quyết của họ rất quy củ. Họ vào hàng quán ăn uống, trả tiền và đi vệ sinh ở đó, hoặc đến nhà vệ sinh có trả tiền ($0.70cents). Họ không đứng hay ngồi để tỉa vào tường hay gốc cây như cán bộ nam nữ hay dân ta thường làm! Như thế, đây có là điều nên học, hỏi?

Trở lại chuyện ở Rôma, tôi như bị lạc vào dòng thác người. Ở đó, ai ai cũng đều ngước mắt lên cao để nhìn, để quan sát cho tỏ tường những hình tượng, những nóc cao nhà thờ hay những kiến trúc xưa, cổ, đã có từ ngàn năm trước. Tại sao lại có cuộc trường tồn như thế, dẫu là Roma, Paris… cũng đã trải qua chiến tranh? Có gì lạ đâu, những kẻ chuyên nghề phá hoại từ luân lý đến đời sống xã hội của loài người thì ở đâu cũng có. Tuy nhiên, ở những nơi này, chúng không thể ra tay. Đó là lý do có sự bền vững trong những công trình kiến trúc của xã hội cũng như nền tảng luân lý của con người còn hiện diện. Ở Việt Nam ta thế nào?

Tôi chưa kịp hỏi, người đi bên cạnh tôi, sau một lần đảo mắt vòng quanh và ngắm nghía những lâu đài cổ, tháp chuông nhà thờ, hắn bảo: May là ở đây không gặp tay Hồ chí Minh. Nếu gặp, có lẽ chẳng còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào! Tôi chưa kịp hỏi thêm, hắn bảo: Cứ nhìn Huế vào tết Mậu Thân, về Gò Vấp, Hàng Xanh, vào tháng 2-1968, hay ra Quảng Trị thì biết chúng đã làm những gì với nhà thờ hay đền, chùa? Rõ ràng, khi mạng sống của con người đã bị chúng tận diệt thì nói chi đến những tháp cao nhà thờ hay đền đài! Tôi như chết lặng, không thể thêm bớt gì theo ý kiến của hắn. Bởi lẽ, đã là sự thật thì cần chi thêm và bớt. Tôi buột miệng: Phải, may mà nơi đây không gặp hắn. Tôi nói thế là có đầy đủ những chứng cứ về điều tôi nói đến.

Trước hết, tôi cho rằng không phải vì có những cái tên như Vi quốc Thanh, Lã qúy Ba…trong đoàn cố vần Tàu mà Hồ chí Minh sợ không dám can thiệp vào vụ chúng giết người và cướp toàn bộ tài sản của bà Nguyễn thị Năm để mở đầu cho chiến dịch gọi là  “cải cách ruộng đất” của chúng. Trái lại, chính Hồ chí Minh đã có chủ đích tựa vào thế lực này, thảm sát nhà Việt Nam, giúp Y tạo nên một cơ nghiệp lệ thuộc vào Tàu. Bởi lẽ, chính Y đã đích thân viết ra bản án gian trá “địa chủ ác ghê” để khai mạc cho cuộc hủy diệt dân Nam, sau đó đến chứng giám cuộc đấu tố bà với cung cách “Kẻ bịt râu, người đeo kính râm đến dự một buổi” ( Đèn Cù, Trần Đĩnh). Bài học này, nếu hôm nay đem ra diễn lại, chắc hẳn nó không hơn một cuộc giết người, cướp của. Lý do, có một viên cán bộ VC nào, chỉ từ cấp phường trở lên mà không có nhiều tiền bạc, đất đai, hơn bà Nguyễn thị Năm hôm xưa? Nhưng tại sao không một kẻ nào trong chúng bị đấu tố? Câu trả lời ngắn gọn là để chúng cùng theo Tàu với Hồ.

Chuyện là thế, nên khi nhìn về đất nước người, ta phải rớt nước mắt cho dân mình. Mà thôi tạm quên chuyện ấy đi, tôi đưa bạn vào một buổi tối như vào “ thiên đường” đây.

Cơn mưa chiều vẫn nhỏ giọt, không lớn, nhưng đi lâu thời ướt áo, thấm lạnh. Chúng tôi dừng chân, đứng lại dưới cổng dẫn vào ngôi thánh đường ở cách Roma vào khoảng 45 phút lái xe. Tiếc rằng tôi không nhớ tên của thành phố. Nhìn thoáng qua, nhà thờ không có hình dáng kiêu xa lộng lẫy, không có ngọn tháp cao lừng lững giữa trời. Nhưng mang hình dáng thanh thản, cao sang, đầm ấm giữa lòng đời. 

Nhìn quanh một vòng rồi chúng tôi bước vào khuôn viên của Thánh đường. Từng bước chân đưa chúng tôi lên những bậc thềm. Khi cánh cửa cuối nhà thờ được mở ra, những hình dạng kiến trúc hoa văn với màu sắc lộng lẫy, cao sang ở bên trong và trên trần cao làm chúng tôi bàng hoàng kinh ngạc. Thật không ai có thể tưởng tượng ra, với dáng vẻ bên ngoài như tầm thường ấy, mà bên trong lại có đầy những hình ảnh, với những nét họa điêu khắc tinh vi, tuyệt vời đến kinh người như thế. Nhìn quanh một vòng, ông bạn tôi chẳng đến nhà thờ bao giờ, tự nhiên, hắn lặng lẽ qùy xuống cái ghế ở cuối như một con chiên ngoan đạo. Trong lúc ấy, máy ảnh của tôi không ngừng quay cuồng hết vòng này đến vòng khác, rồi từ trên trần cao cho đến những khung ảnh, tượng, đặt nghiêm chỉnh trong thánh đường. Khi bước ra, tôi phải đến khều nhẹ trên vai hắn: Về thôi!

Cơm chiều xong, tôi quyết định trở lại khu nhà thờ để có những hình ảnh về đêm. Vừa bước ra sân, cái dù trong tay tôi đã phải bung, mở bởi những giọt mưa vẫn cứ đều rơi. Khi đến nơi, sân nhà thờ khá vắng lặng, chỉ có một cái kiệu hoa với đèn nến và thánh tượng đặt cô đơn giữa sân đón mưa. Xa xa kia, trên thềm cao nơi cuối nhà thờ là hàng hàng lớp lớp những cái dù với đủ mọi mầu sắc đã bung mở để chắn mưa bay. Chỉ ít phút sau, trong lúc tôi còn đang bỡ ngỡ giữa nền sân rộng, những cánh dù trên sân cao nhà thờ kia từ từ rẽ ra hai bên. Một đoàn người, với nến sáng trong tay đi ra. Dĩ nhiên, chẳng một ai không tự cầm lấy cái dù mở che cao trên đầu. Khi đoàn người dừng lại trước kiệu hoa. Tôi hoa mắt khi nhìn thấy vị chủ tế trong phẩm phục Gíam Mục và mấy linh mục, đứng ngay trước mặt. Ngài bình thản hạ cái dù xuống rồi bước đến xông hương cho thánh tượng để bắt đầu cuộc kiệu.

Mà lạ lùng làm sao chứ, sau khi làm nghi thức của tôn giáo trước tượng, cuộc rước bắt đầu như trong thinh lặng. Không một loa, kèn hiệu công bố về cuộc rước và thứ tự đi đứng như thế nào, tất cả như được xắp xếp từ trước. Đoàn rước bắt đầu với những cậu và các thầy giúp lễ. Kế đến là ba vị linh mục rồi vị Gíam Mục chủ sự mà tôi vừa nhắc đến. Kế bên ngài là một cụ sáu. Phía sau là đội ngũ của Thánh tượng và ca đoàn, kế đến là dân chúng tự động vào hàng. Cứ thế, đoàn rước tiến bước dưới mưa nhẹ và những lời kinh tiếng hát vẫn ngân vang, không dứt.

Lạ nữa, đây là điều tôi chưa bao giờ thấy trong cuộc đời của tôi trên quê hương mình. Vị Giám Mục chủ tế đi rước kiệu, nhưng tự mình cầm lấy cái dù che mưa cho mình trong suốt cuộc hành trình đi qua nhiều khu phố dài gần hai tiếng đồng hồ. Trong suốt khoảng thời gian ấy, không có bất cứ một ai đến cầm cái dù hay che võng lọng cho Ngài. Phục, phục, kính phục. Tôi chỉ có vài chữ này để mô tả về hình ảnh của vị Giám Mục trong nét thanh, sang, khoảng 55-60 tuổi chủ sự cuộc kiệu đêm hôm ấy. Xem ra hình ảnh này là việc thực hành ý nghĩa đời sống thay vì lời giảng sang sảng trên tòa cao!

Mãi cho đến khi Thánh tượng lại được đặt xuống trên sân nhà thờ, nơi có cuộc khởi đầu, vị Giám Mục mới bỏ cái dù xuống. Ngài bước đến dâng hương và rước Thánh Tượng vào trong nhà thờ. Nhìn đồng hồ, đã 10 giờ đêm, tôi không quên nhanh chân theo vào trong thánh đường. Phần kiệu hoa và dân chúng cũng nối gót đi vào…

Bảo Giang.

26-5-2019

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Lời dặn dò,

Mai con lớn ba dặn con vài điều,

Đứng giữa trời mình là người Việt Nam.

Nơi con sống là quê cha đất tổ,

Ở đó con nối dòng dõi Tiên Long.

Con hãy nhớ, đất này mang tên Việt,

Với ngàn năm khởi nghiệp của cha ông.

Nay bọn cộng phỉ mua quan bán tước,

Theo gương Chiêu Thống mãi quốc cầu vinh.

Lại có tên Hồ chí Minh ngoại tộc,

Tự xưng danh “cha già dân tộc” Hẹ.

Ngậm máu Hoa, phun người Việt điêu linh,

Làm cho dân nước một đời thống khổ.

Mai con lớn chữ Việt con ghi nhớ,

Đó là hình hài của nước Nam ta.

Đó không phải là giòng chữ vuông tục,

Nhưng chính là giòng máu Việt khai sinh.

Để con tự hào sống cùng thế giới,

Ta có một mẫu tự cho riêng mình.

Rồi con hãy sống như dòng chữ Việt,

Để cùng bạn bè nối kết bên nhau.

Để ta chung tiếng thành một con đường,

Từ ải Nam quan đến mãi Cà Mâu.

Mở ra cuộc sống ngày mai tươi sáng.

Con đừng sợ cộng Hồ là búa, là đao,

Những gông cùm ấy không thể trói dân ta.

Con hãy ngửng đầu nhìn bà Trưng, bà Triệu,

Cùng học uy dũng như Hưng Đạo, Quang Trung.

Ta chỉ một lần ra quân xuất chiến,

Là lũ giặc cộng Chiêu Thống (chí Minh) phải cúi đầu.

Là ngàn năm Hồ tặc không chốn dung thây.

Đi đi con dẫu cho biển lớn với sông dài,

Ta vẫn như dòng nước từ nguồn cội khai sinh.

Đổ ra sông ra bể thành biển lớn,

Thành sức mạnh nuôi sống cả toàn dân.

Ta không rụt rẻ cúi đầu, qùy gối…

Mai con lớn con là người nước Việt,

Sống hiên ngang như những anh hùng.

Mai con lớn đứng giữa trời tranh nắng,

Rạng danh dân tộc rạng nghĩa tổ tông.

Đời vì nước há chịu qùy, lạy giặc.

Người vì dân có chi sợ đao binh.

Mai khôn lớn con làm người vì tổ quốc,

Đứng giang tay ra giữa dòng nước xoáy.

Mắt nhìn thẳng đầu ngẩng cho cao,

Sống hiên ngang giữa lòng đất mẹ,

Ôm trong tay hình hài nước non hùng vĩ,

Để ngàn năm dòng máu Việt mãi lưu danh.

Bảo Giang

Thu 2017.

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Viết về ngày 30-4-1975

Viết về ngày 30-4-1975

Tôi bắt đầu đếm ngày 30-4- 1975 bằng những giọt nước mắt vào sáng ngày 01-5-1975 khi mặt trời vừa lên. Tại sao tôi lại khóc? Thật lòng, cho mãi đến hôm nay tôi vẫn không hiểu được tại sao tôi khóc vùi vào buổi sáng hôm ấy. Hỏi xem, có phải vì tiềm thức đã báo cho tôi biết trước là một cuộc đổi đời sẽ bắt đầu với bản thân tôi cũng như với từng người Việt Nam khi chúng ta mất màu cờ Tự Do?  Hay tại vì nó được khởi đầu bằng những lời lẽ tanh tao, lợm giọng, sắt máu của lớp vô văn hóa mới đến đang phát ra từ cái loa ở đầu xóm?  Hay tôi bật khóc vì người Việt Nam đã bị cướp mất bầu trời của hạnh phúc với giấc mơ Hòa Bình trong Tự Do mà họ từng chiến đấu và ấp ủ?  Hoặc khóc vì hàng cờ đổ,  khóc vì lớp mũ đỏ áo hoa dù, bên những mũ sắt còn nguyên màu ngụy trang lá rừng, khóc vì thương những đôi giày của người chiến binh mang theo dấu bụi trên đường giang sơn, giờ vất ngổn ngang như rác thải trên đường phố? Hay tôi đã khóc vì hình ảnh của một ngưòi lính cô đơn gục đầu xuống trên đầu gối, ngồi như tựa vào tường trong thế nghỉ vào buổi sáng hôm ấy?

Chuyện là thế và cho tới hôm nay, tôi vẫn không thể nào biết được lý do tại sao tôi đã khóc vùi vào buổi sáng hôm ấy. Nhớ lại, khi nắng vừa lên, tôi bước ra sân giữa những tiếng ồn ào, hỗn loạn đang xảy ra ở trên đường và ở trong chính lòng mình. Tôi chợt thấy một người lính chiến ngồi lặng lẽ ngay trước cổng nhà. Anh ngồi vững chãi trong thế nghỉ. Đôi tay vòng ra trước mặt ôm chặt lấy hai đầu gối, trong khi cây súng như tựa vào vai với cái mũ sắt vững chãi trên đầu. Nhìn cái dáng của anh khi đó, bất cứ ai đi ngang qua cũng đều cho rằng anh ngồi nghỉ mệt đôi phút rồi lại lên đường. Tôi cũng không có ngoại lệ.

Nhìn trước nhìn sau một vòng, thấy anh vẫn lặng lẽ, tôi bước đến bên anh, gọi nhỏ: “ này anh, anh cần gì không, vào trong này đi”. Lạ, không nghe tiếng trả lời. Tôi cúi xuống, nhắc lại câu nói, rồi bàng hoàng khi nhìn thấy một dòng máu loang chảy dọc trên thân áo. Đôi chân run, tôi khụy xuống bên người lính khi tay tôi chạm vào vai áo anh. Đến lúc đó, tôi đã nhìn rõ mặt vết thương xuyên qua cổ từ phía tay phải… Viên đạn đã làm thủng và làm đỏ thêm lá Cờ Vàng anh quấn trong cổ. Tôi bật khóc! Cùng lúc, người hàng xóm cuống cuồng gào thét lên!

Như thế, người ta gọi đây là ngày gì? Ngày hòa bình, ngày giải phóng, ngày mất nước, ngày tàn chinh chiến? Gọi thế, nhưng xem ra với bất cứ cái tên nào thì nó cũng chỉ diễn tả và đáp ứng được một góc độ nào đó theo cái tên được gọi. Nó không thể là tất cả. Tuy nhiên, hôm ấy sẽ mãi mãi là một ngày mà dòng sử Việt Nam còn lưu ký, còn nhắc đến. Nhắc đến như một vết thương đau đớn nhất cho dân tộc Việt Nam.

  1. 30-4-1975. Ngày chấm dứt chiến tranh Quốc cộng?

Thật khó có thể xác định được cuộc chiến dùng súng đạn để giải quyết vấn đề ý thức hệ giữa Quốc Gia và Cộng sản bắt đầu từ ngày nào. Nếu tính từ ngày chia đôi đất nước 20-7-1954 thì ngày tạm dứt cuộc chiến bằng súng đạn, đổ máu trên chiến trường Việt Nam là ngày 30-4-1975. Nhưng bất hạnh thay, hết chiến tranh mà không phải là ngày Hoà Bình. Không phải là ngày Thống Nhất, không phải là ngày Đoàn Viên của dân tộc Việt Nam. Trái lại, nó chỉ là ngày Cộng sản đẩy đất nước này vào trong gông cùm đỏ. Rồi đẩy hàng triệu người Việt Nam phải bỏ nưóc ra đi. Đẩy hàng triệu người vào nhà tù và đẩy cả nước vào cuộc sống khốn cùng. Như thế, nếu gọi theo cái tên của họ đặt cho thì hôm ấy là ngày “Man Rợ đã thắng Văn Minh”! ( Dương thu Hương) là đúng hơn cả.

Phải, chỉ vỏn vẹn 6 chữ “Man Rợ thắng Văn Minh” được viết ra từ ngòi bút của một người cầm súng trong hàng ngũ của những người được gọi là bên chiến thắng khi họ vào Sài Gòn đã nói lên được tất cả mọi điều cần nói. Trong đó có cả ý nghĩa, hôm đó là ngày khai mở ra cuộc chiến mới. Cuộc chiến của con ngưòi có Văn Hóa, có Nhân Bản, có Đạo Nghĩa đối đầu với man rợ, tội ác và dối trá do tập đoàn Cộng sản Hồ chí Minh cầm đầu. Tính từ đó, 30-4-1975, cuộc chiến này đã kéo dài trong hơn 40 năm, nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt. Trái lại, càng lúc càng khốc liện hơn. Hy vọng khi nó bước vào giai đoạn khốc liệt nhất thì cũng là lúc Văn Minh, Nhân Bản và Đạo Nghĩa chiến thắng man rợ, gian trá và tội ác. Bởi vì, con người cần đến nguồn văn minh tiến bộ để sống. Không ai muốn lủi lại sống trong nô lệ với man di và tội ác!

  • 30-4-1975  Có là ngày giải phóng?

Có thể? Vì chiều nào cũng đủ nghĩa, trọn lý. Hơn thế, còn được nhìn, được định nghĩa một cách chuẩn xác hơn trong hai thực tế khác biệt mang tính đối nghịch mà nó diễn tả. Tuy nhiên, nếu xét riêng đến ý nghĩa của một cuộc giải phóng Dân Tộc ra khỏi sự thống trị của ngoại bang thì khẳng định là không phải. Trái lại, về ý nghĩa này thì đây chính là ngày Cộng sản đem đại hoạ khốn cùng, họa diệt vong đến cho Dân Tộc Việt Nam. Bởi lẽ:

  1. Bên được giải phóng.

Thành phần được hưởng giải phóng đầu tiên trong ngày này là các tội phạm mang án đại hình tại miền nam như cướp của, giết người và những tên phá làng đốt xóm bị bắt từ nhiều năm trước. Kế đến là thành phần ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Đây là những kẻ đã ngày đêm nơm nớp lo sợ bị chính quyền và nhân dân miền nam chịt cổ, nay xem ra thoát nạn! Được dịp, cả hai cùng hoà nhập vào với dòng thác “ cách mạng” Việt cộng, tạo thành một tập đoàn đông đảo hơn, bao gồm cả những kẻ ở trong đội quân mũ cối dép râu hay cái mũ tai bèo đã, đang và sẽ từ rừng xanh, hay từ phía bên kia kéo nhau vào Sài Gòn. Kéo nhau vào Sài Gòn để ngỡ ngàng trước cảnh lạ. Từ nhà cao cửa rộng đến đường phố thênh thang sạch sẽ với những con người văn minh lịch duyệt, tao nhã.

Như thế, từ Giải Phong nên được dành cho lớp người này và công cụ gây ra chiến tranh chia lìa, chết chóc của họ là đứng đắn nhất và chính xác nhất. Tại sao? Bởi vì, đôi mắt cũng những đôi mắt ấy. Đôi tai, cũng rõ ràng là đôi tai của người. Nhưng nó đã bị che kín, bị bịt chặt suốt cuộc đời từ khi sinh ra đến hôm nay. Họ có muốn nhìn cũng không thấy. Muốn nghe không được. Thậm chí có cái miệng mà như câm, hoặc chỉ được nói, được nghe những điều được đảng CS cho nói, cho nghe. Ngoài ra là không. Không tất cả.

Nhưng nay, nhờ ngày 30-4-1075, từ nhớn tới nhỏ, tất cả đều được mở banh ra. Mở banh ra để nhìn cảnh sống, cuộc sống và những con người miền nam trước mặt. Nhìn để thấy, để biết so sánh sự thật trước mặt với những lời gian trá lừa đảo của tổ chức, của đảng CS đã tuyên truyền, nhồi sọ và đẩy họ vào cuộc chiến đẫm máu với ngưòi dân miền nam từ 20 năm nay. Hy vọng, từ đây họ nhận thức ra rằng, cuộc chiến mà chúng gọi là “đánh Mỹ cứu nước” và  “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, thực tế chỉ là một cuộc đâm thuê chém mướn, giết người đồng chủng do tập đoàn nô lệ Minh, Duẫn, Đồng, Chinh, Giáp, Thọ… thực hiện thay cho Tàu, Liên sô, trên đất Việt mà thôi.

Gọi đây là cuộc chiến “đâm thuê chém mướn” vì nó đúng nghĩa, chính danh như chính người lãnh đạo của cuộc chiến đã định nghĩa công khai về nó là “ ta đánh miền nam là đánh cho Trung cộng, cho Liên sô”,  hoặc gỉa, vênh váo tâng công trước Mao là: “chúng tôi kiên cường chiến đấu là vì Mao chủ tịch” (Lê Duẩn). Như thế là quá rõ ràng. Không có một người nào có thẩm quyền định nghĩa về cuộc chiến hơn chính người đã tạo ra và lãnh đạo nó. Sau định nghĩa công khai ấy, chiêu bài “giải phóng miền nam” được khua chiêng đánh trống chỉ là cuộc bịp bợm mà tập đoàn CS xử dụng để đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào chiến tranh. Và đẩy người dân đất bắc vào cuộc sống lầm than với mớ tuyên truyền, bệnh hoạn, vô văn hóa của chúng: ” Cuộc sống của nhân dân miền nam dười gót giày xâm lược của Đế quốc Mỹ vô cùng nghèo khổ. Cơm không có mà ăn, quần áo không có mà mặc. Thậm chí, nhiều ngưòi phải lấy túi nylong mà quấn trên người”(Nguyễn Tuân).  

Nay hỡi ôi, trước mặt họ là một cảnh tượng sang trọng, văn minh, lịch lãm từ con người đến đường phố mà đời họ chưa một lần nhìn thấy trong sách vở ở cái thiên đường cộng sản miền bắc, nói chi đến cảnh thực. Bàng hoàng và bàng hòang. “ĐM nó, bị chúng lừa gạt rồi”! Ngay lập tức, hàng vạn, hàng triệu người vừa đến, không phân biệt nam nữ, lớn nhỏ, đều có chung một câu nói đầu tiên ấy. Dĩ nhiên, trong số những người mới đến có cả những kẻ đang làm công tác tuyên truyền để góp phần vào việc che mắt, bịt mồm, che tai đồng loại như Buì Tín, Trần  xuân Ẩn, Dương thu Hương… Kết qủa, tất cả bị lóa mắt, có kẻ “đã ngồi bệt xuống giữa đường phố Sài Gòn mà khóc” và gào lên trong uất nghẹn tủi hờn. Ôi, “ Man di mọi rợ thắng Văn Minh” (DTH)! Phải, Man di, mọi rợ, tội ác đã thắng văn minh và nhân bản! Chỉ vỏn vẹn một hàng chữ ấy đã có thể giải thích một cách chuẩn xác là nhờ có ngày 30-4-1975 mà miền bắc được giải phóng, được mở mắt ra. Tiếc là cái ngu xuẩn tận trong lòng chúng không hề thay đổi!

Từ đó, ngày 30-4-1075 có thể được gọi là “Ngày giải phóng”! Và thành phần được giải phóng chủ yếu là những kẻ đang rêu rao về cái chiến thắng “ vĩ đại” đầy ảo tưởng kia. Hơn thế, nó cũng đáng được gọi là giải phóng. Vì từ sau ngày ấy, tất cả những hình ảnh, văn bản bán nước, lời lẽ tuyên truyền do cộng sản lén lút hay công khai dấu diếm che đạy, nay đều được đưa ra ánh sáng. Cái mặt nạ “ cách mạng” của CS mà HCM đã cố che đạy từ bấy lâu nay từ từ tụt xuống qua đầu gối!

  • Trước hết, sau ngày 30-4-1975 mặt nạ của Hồ chí Minh, “ cha già“ của Việt cộng theo nhau rớt xuống từng mảng, để ngày nay hầu như đã hiện nguyên hình là một viên thiếu tá tình báo Trung cộng, là đảng viên đảng cộng sản Trung Cộng với cái tên là Hồ Quang, người Hẹ. Hồ Quang ở đó, không phải là Nguyễn ái Quốc như tôi đã viết trong  “đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi”. Nghĩa là, Hồ Quang không hề có một chút liên hệ nào với dòng máu của người Việt Nam. Y là Hồ chí Minh gốc Hẹ. Kế đến, chuyện Hồ chí Minh được đảng cộng sản tô son vẽ phấn là “ bác không có vợ con, suốt đời phục vụ nhân dân” nay đã tuột hẳn xuống qua đầu gối, lòi ra vụ Hồ chí Mi Minh đã hãm hiếp (hủ hoá) với nhiều người, trong đó có Nông thị Xuân ngay từ lúc em mưòi sáu tuổỉ. Nay, sau ngày Xuân sinh con thì Minh (Hồ) lệnh cho Hoàn ( bộ trưởng công an của Hồ) thủ tiêu và phi tang bằng một tại nạn lưu thông. Nhưng trời bất dung gian, chẳng có cái xe ma nào chạy trên đường để cán lên cái xác của Nông đã chết vì những nhát búa đập vào đầu, để cứu Hồ chí Minh. Phần đứa con thì bị đem cho làm con nuôi và đến nay vẫn còn sống.
  • Rồi công hàm bán nước của Phạm văn Đồng năm 1958, đến âm mưu của tập đoàn CS HCM muốn giao cả giang sơn và người Việt Nam cho TC theo kế hoạch đồng hóa của đảng cộng sản qua Đặng xuân Khu (1951) “kêu gọi người Việt Nam bỏ chữ Quốc ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc Tàu để được xin làm chư hầu cho Trung cộng”. được phơi bày ra ánh sáng.
  • Và nhờ ngày 30-4-1975, những hung thần như thú hoang của cộng sản là Nguyễn Hộ với câu tuyên bố lẫy lừng “Đối với bọn Ngụy quân, Ngụy quyền, nhà của chúng: ta ở; vợ của chúng: ta xài; con của chúng: ta bắt làm nô lệ; còn bọn chúng nó: ta giam cho đến chết!.” . Kết qủa, sau đó chính bản thân Y đã được giải phóng, đã mở mắt ra để tạ tội với đồng bào, tạ tội với non sông bằng cách xé nát thẻ đảng CS.” Bây giờ trên đầu tôi, không còn bị kẹp chặt bởi cái “kềm sắt” của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng cộng sản nữa. Do đó, nó cho phép tôi dám nhìn thẳng vào sự thật và dám chỉ ra sự thật…. Khác với trước đây, khi còn là đảng viên của ĐCSVN – một thứ tù binh của Đảng – tôi chỉ biết nói và suy nghĩ theo những gì mà cấp trên nói và suy nghĩ… Nay tôi đã được giải phóng”. Và trong số những kẻ được giải phóng tại chỗ còn phải kể đến tướng Trần Độ với “ Rồng Rắn”… Hoặc Trần Đĩnh, với “Đèn Cù”. Một cuốn sách đã gây ra chấn động ở trong nước cũng như hải ngoại vì nhiều chi tiết liên quan đến phương cách đào tạo và kiểm tra lòng trung thành của các đoàn đảng viên CS được tiết lộ.
  • Với bên bị giài phóng.

Bên bị giải phóng bao gồm toàn thể quân dân miền nam, người dân miền bắc, những con ngưòi lương thiện, nhân bản đã hết lòng hy sinh bảo vệ tiền đồ của đất nước. Bảo vệ văn hoá, nhân phẩm, đạo nghĩa của con người. Kết quả, sau một chiều “ man di mọi rợ thắng Văn Minh”, tất cả những người nằm trong danh mục kể trên đều bị tước đoạt tất cả mọi quyền hạn thuộc về con người. Rồi bị đẩy ngược, lùi lại thời nô lệ, thời của man di mọi rợ. Ở đó, là dối trá và tội ác của cộng sản dẫn đầu. Ở đó là một nền giáo dục phản nhân tính con người được CS thi hành để đẩy toàn dân vào con đường phi nhân Vô gia đình, Vô Tôn Giáo, Vô Tổ Quốc của chúng.

Từ đó, một đời sống nhân bản bao gồm cả sự đạo hạnh, văn hóa, nhân phẩm của dân tộc bị chà đạp, bị tưóc đoạt một cách điên cuồng bởi lớp ngưòi thô bạo, man di, mọi rợ đến từ rừng hoang với danh xưng Việt cộng. Để tránh tai họa, có người liều mình đạp trên cái chết ở biển khổ mà đi. Đi để tìm nguồn sống cho mình cho gia đình mình cùng một hy vọng khi đất nước không còn cộng sản, chính họ và con cháu của họ sẽ quay về, góp bàn tay, góp trí tuệ và đóng góp công sức của họ vào việc xây dựng lại một Việt Nam Nhân Bản, Văn Minh, Đạo nghĩa.

  • 30-4-1975, có là một ngày mừng?

Nhìn từng đoàn, từng lớp lớp người bị đẩy ra đường phố Hà Nội để vẫy tay chào mừng, bên cạnh những nụ cười lộ rõ những hàm răng bừa, răng quá khổ của lớp quan cán cộng, ai cũng cho đó là ngày mừng. Theo lý, quả thật là ngày mừng. Mừng vì hôm ấy là ngày chấm dứt chiến tranh. Từ nay, người miền nam không còn phải ăn mìn của Việt cộng khi chúng đắp mô trên đường. Rồi trong đêm dài, hay khi trẻ thơ đến trường, không lo phải ăn B40, hoả tiên 121, 122 hay sơn pháo 130 và đạn Ak được cung cấp từ Nga, Tàu như ở Cai Lậy nữa. Rồi ở ngoài kia, cán cộng và những cơ sở nuôi dưỡng chiến tranh của chúng không phải hứng bom rơi đại pháo.

Như thế, lý ra là phải mừng. Mừng lớn. Ai ngờ, tất cả là một chữ hụt. Mừng hụt! Bởi lẽ, theo lời cô tôi kể là: “Hàng trăm, hàng ngàn người bị đẩy ra đường để mừng chiền thắng ở khắp nơi trên đất bắc. Nhưng trên mặt thì đầy nước mắt. Họ bảo mừng qúa mà khóc!”. Họ khóc một lần để rồi thôi chờ đợi. Nghĩa là, sự chờ đợi mỏi mòn của họ nay đã có đáp số. Trước đây, hằng đêm thao thức, họ đã ước mong và chờ đợi được Cụ Diệm, Bác Thiệu, từ trong nam ra giải phóng kiếp tăm tối, nô lệ của họ. Nay khát vọng thành mây khói, tiếng khóc cũng vỡ òa. Họ khóc cho họ, cho con cái họ và khóc cho một miền nam sẽ vào chung trong một cái tròng cộng sản vô đạo. Ấy là chưa kể đến chuyện, rồi đây từng lớp lớp người gìa, ngưòi trẻ sẽ kéo nhau lên rừng sâu, leo dọc Trường Sơn bới đất mà tìm xương con mình! Khi ấy, khéo mà khóc không ra nước mắt! Chuyện như thế, mừng được không?

Đi  ngược chiều với người dân, hàng quan cán cộng thì cười văng cả hàm răng bừa ra ngoài! Từng lớp, từng hàng hàng thay nhau vào vơ vét của cải ở miền nam đem về. Gạo trắng, một  mặt hàng cực hiếm ở miền bắc, bỗng nhiên tràn ngập ở tất cả các buổi chợ đen ở miền bắc?

  • Gạo ở đâu ra thế?
  • “Từ miền nam mang ra đấy. Gạo trắng ở trong ấy có đổ cho lợn ăn cũng không hết!”

Nghe thế, bà mẹ liệt sỹ bao năm phải nhịn ăn để có “hạt gạo cắn làm tư, trong đó một phần dành cho miền nam đói khổ” xắn váy lên chửi:

  •  “Tổ cha nhà chúng nó, từ thằng lớn đến thàng bé,  vậy mà chúng nó lừa bà là ở trong ấy nghèo khổ lắm, hạt gạo ta phải cắn làm tư mà chi viện cho họ”!

Riêng anh cán, chị hộ lý tự nhiên thấy mình lên trên đỉnh cao chói lọi của vinh quang khi kẹp ở bên nách cái đài transistor từ miền nam đem về. Anh chị cùng chạy đua mở lớn hết cỡ cho cả xóm cùng nghe cho vơi đi những ngày đói khổ. Ôi! tuyệt đỉnh của man rợ vừa chiến thắng! Điện, Đài, Đá, Đổng, Đạp, (đèn pin, radio, đồng hồ, xe đạp) là những thứ quá tầm thường tại miền nam từ nhiều năm trước, nay bỗng trở thành những mặt hàng đáng mơ ước của anh chị cán. Hỡi ơi, có nhiều cái Đài đã từng bị vất vào góc nhà, nay bỗng trở thành một thành tích, một giấc mơ vĩ đại, một đỉnh vinh quang tuyệt đối cho mỗi một quan cán có dịp vào nam và đem giấc mơ về bắc! Họ mừng là phải. Vì không có ngày này, giấc mơ “Điện, Đài, Đổng, Đạp” có thể sẽ vào mộ sâu, hay đi theo nắm xương khô trên Trường Sơn, hoặc phơi trần bên bờ hồ Hoàn Kiếm! Như thế, đây qủa là ngày “có triệu ngưòi vui” ( NVK)!

  • 30-4-1975, Có là ngày đoàn viên?

Thật khó mà tìm được chữ đoàn viên mặc dù có một số gia đình có dịp đoàn tụ. Trước tiên là  hoàn cảnh các gia đình tại Việt Nam sau ngày 30-4-1975 với những cuộc chia ly, tan nát.” Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng, một lần đdi là một lần vĩnh biệt, một lần đi là một lần mất dấu quay về…” ( Nguyệt Ánh) Lời ca bi thương ấy, trong chúng ta, ai chưa từng biết đến? Nay biết bao người phải chia tay Sài Gòn và nhiều người đã phải vình biệt với những yêu dấu ở một nơi đã cho họ cuộc sống và một ước mơ với quê hương và dân tộc Việt. Như thế, Sài Gòn đã mất, người Việt Nam chỉ thấy chia ly, không có đoàn viên, chẳng có đoàn tụ chỉ có những nhà tù.

Còn người mới đến thì ra sao? Có tìm được một lối quay về và đoàn viên không? Xin hãy nghe Trần Đĩnh kể lại cuộc “đoàn tụ” của ngươi về như sau: “Vài hôm sau, ở Huỳnh Tịnh Của, tình cờ gặp Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã năm 1971 đã cùng tôi vào vùng rốn lụt của Hải Dương. Anh thuộc lớp người đầu tiên về Sài Gòn chiến thắng. Nhưng anh đã nếm một chiến bại đớn đau. Hơn một năm sau kể lại với tôi, giọng anh vẫn run run như nghẹn lại. Lẽ tất nhiên anh rất vui khi lần đầu tiên trở lại đứng trước nhà mình bấm chuông”

Khi nghe tiếng chuông” Thì mẹ anh ra mở cửa. Thì mẹ liền chắp hai tay lạy: – Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên... “(Đèn Cù 485) . Như thế, chuyện đoàn viên trong vui mừng, hạnh phúc, vĩnh viễn là chữ không, Sự đoàn tụ gượng ép ở trong nhà cũng không có, nói chi đến đoàn viên của xã hội!

  • 30-4-1975, có là ngày uất hận, ngày tủi nhục của cả non sông?

“Gia đình tôi có hai liệt sĩ: Nguyễn Văn Bảo (anh ruột) – Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam – hy sinh ngày 09.01.1966 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào Việt Nam (vào Củ Chi); Trần Thị Thiệt (vợ tôi) – cán bộ phụ nữ Sài Gòn – bị bắt và bị chết hồi Mậu Thân (1968), nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng là đi theo cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no, hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục”… ( Nguyễn Hộ).

Ở một khía cạnh khác. Cũng sau ngày này,  người con gái Việt Nam, con cháu của Trưng, Triệu, được Nguyễn minh Triết, chủ tịch cái nhà nước gọi là CHXHCNVN biến thành gái gọi, gái bao với lời rao bán, chào hàng, mời gọi khách hàng từ khắp năm châu với một cung cách vô văn hóa, vô đạo đức, nếu như không muốn nói là vô giáo dục: “ vào đi các ông, ở đấy có nhiều gái đẹp”. Câu mời khách của một tên ma cô gác động ở Khâm Thiên, ở ngã ba Chú ía, có lẽ cũng bằng ngần ấy từ ngữ! Kết qủa, sau lời mời ấy là tửng toán thiêu nữ Việt Nam tuổi từ 18-25 được lột trần truồng ra cho những tên già lão, bệnh hoạn mang tên Tàu Đài Loan, Đại Hàn, Tàu Trung cộng… ngắm nghía, soi mói và bỏ ra ít tiền để mua về làm…. vợ. Và từng đoàn khác thì được xuất cảnh với danh nghĩa lao động ở nước ngoài mà thực chất là bị bán vào các ổ, động ở Mã Lai, Trung cộng… và nhà nước CS của Nguyễn minh Triết hậu bối của Hồ chí Minh thu tiền. Hỏi xem, ngần ấy đủ nói lên cái uất hận và tủi nhục cho giang sơn hay chưa? Hỏi xem, nó đã gói trọn từ giải phóng của Việt cộng chưa?

  • 30-4-19075. Có là ngày Thống Nhất?

Vì theo đuổi cuộc chiến tranh “ Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, Liên Xô cho xã hội chủ nghĩa” và  “ tất cả những công việc của chúng tôi làm đều phụ thuộc vào Mao chủ tịch”  ( Lê Duẩn) Việt cộng đã tạo ra ngày 20-7-1954 chia cắt đất nước ra làm hai, tạo nên một cuộc chia ly tang thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc chia ly ấy có đến một triệu người phải bỏ miền bắc, phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, phải bỏ lại cả cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè để trốn chạy cộng sản, di cư vào nam. Sau đó, Việt cộng lại tạo ra một biển máu trong cuộc chiến với miền nam. Lại đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào kiếp nạn sinh bắc tử nam và giêt hại hàng trăm ngàn quân, dân, chính, học sinh tại miền nam. Nay 30-4-1975, cộng sản lại tràn vào Sài Gòn. Ranh giới là cầu Bến Hải do chúng tạo ra chia cắt tuy được xóa bỏ, nhưng thực tế lại cho thấy có quá nhiều phần đất của Việt Nam như Hoàng Sa, trường Sa, Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, bãi biển Tục Lãm và một phần vịnh Bắc Bộ đã bị cộng sản dâng cho Trung cộng. Ấy là chưa kể, chưa nói đến cái cung hiến trong “ hiệp ước Thành Đô” ghi chép như thế nào? Hỏi xem, Việt Nam dưới trướng của tập đoàn Việt cộng HCM sắp bị lệ thuộc, thành một tỉnh lỵ của Trung cộng chưa?

Phần diện địa đã thế, đến phần tinh thần, CS không bao giờ thống nhất được lòng dân, Trái lại, là tạo ra quá nhiều ly tán, bạc nhược, suy đồi. Nếu điều gì người dân ngày nay có thể tự thống nhất được với nhau thì đó chính là lòng căm thù cộng sản! Thực tế nhá, chỉ cần một học sinh 18 tuổi đời cũng đã biết viết nên một hàng chữ diễn tả được nỗi lòng của toàn dân Việt Nam : “đảng cộng sản hãy đi chết đi” ( Phương Uyên). Em biết, nếu chúng chết đi, ngưòi dân mới có cơ hội Thống Nhất để xây dựng lại đất nước. Nếu không, chỉ thấy từng đoàn người, trong đó có rất nhiều cán cộng nhập cuộc, tìm mọi cách bỏ nước ra đi. Hỏi xem, Nước không giữ được dân thì làm gì có chữ Thống Nhất!

  • 30-4-1975 Mãi mãi là Ngày Quốc Hận!

Với đôi điều tôi nêu ra ở trên cũng là quá đủ để minh chứng rằng 30-4-1075 Mãi Mãi Là Ngày Quốc Hận. Mãi mãi là Ngày Quốc Hận bởi vì vào ngày 30-4-1975, chỉ có một kẻ duy nhất chiến thắng, đó là đảng Cộng sản (Tàu- Việt). Kẻ bại trận chính là Dân Tộc Việt Nam. Vì chiến thắng trong cuộc chiến do chính CS gây ra, nên tập đoàn đảng cộng sản đã cướp, chiếm đoạt lấy chính quyền và nền chính trị tại Việt Nam. Từ đây, đảng CSVN đã biến chính quyền thành nhà nước CHXHCN, thành một tổ chức phi nhân, thành một cánh tay hợp pháp để CS chiếm đoạt, tước đoạt mọi công quyền và nhân quyền của người dân Việt Nam.

Đảng cộng sản đã biến nhà nưóc CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chiếm đoạt và cưỡng đoạt quyền tư hữu của người dân. Tổ chức cướp tài sản, cướp nhà, cưóp đất, cướp ruộng vườn, cướp các cơ sở  kinh doanh của nhân dân Việt Nam, lúc trước là mùa đấu tố, sau này là cái gọi là quy hoạch, cải tạo công thương. Mục đích, trước là phá nát đời sống an bình, yên vui của người dân. Sau là thu tóm mọi tài sản của đất nước vào tay đảng viên cộng sản. Đảng Cộng sản đã biến nhà nưóc CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để tuyên truyền một thứ văn hóa và đạo đức thô bỉ, hạ cấp của Hồ chí Minh với mục đích phá nát nền Văn Hóa Nhân Bản và luân thường đạo nghĩa của xã hội và của các tôn giáo tại Việt Nam. Và đảng CS đã biến nhà nước thành công cụ hợp pháp để CS bắt bớ và bỏ tù, đàn áp tất cả những tinh hoa của đất nước.

Nhờ 30-4-1975, đảng CSVN, một tập đoàn phản quốc đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chúng có chính danh bán đất đai, biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam cho Trung Cộng qua các Công Hàm 1951 và các Hiệp Thương, Hiệp Ứóc biên giới, cũng như các khế ước thuê bao rừng đầu nguồn và khai thác Bauxite độc hại ở cao nguyên để di họa cho dân chúng mai sau. Ấy là chưa kể đến chuyện chúng luôn tạo điều kiện cho các nhà thầu Trung Cộng độc chiếm mọi công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, chiếm hết mọi nguồn lợi kinh tế của người dân Việt Nam. Cuối cùng, Hồ chí Minh và tập đoàn đảng CSVN đã biến nhà nước này thành một công cụ hợp pháp để chúng tự ký mật ước Thành Đô nhằm biến Việt Nam thành một tỉnh bang trực thuộc Bắc Kinh, biến dân tộc Việt thành một thứ Hán nô vào năm 2020? 

Đứng trước hành động dã nhân của Hồ chí Minh và của tập  đoàn Việt cộng, bạn nghĩ gì? Phần cá nhân, tôi muốn nhắc cho tập đoàn Việt cộng này nhớ rằng: Tất cả những tội ác Cộng sản đã gây ra cho người dân trong chiến tranh, còn có thể bào chữa, còn có chỗ bao che, dung thứ. Nhưng tội phản quốc, tội bán nước, một trọng tội đối với Tổ Quốc, đối với hồn thiêng sông núi, đối với anh linh của tiền nhân, đối với máu xương của dân tộc Việt Nam, vĩnh viễn trời không tha và đất chẳng dung, nói chi đến con ngưòi.

  • Lời kết.

Người Việt Nam không có nhu cầu thù hận nhau, hay hận thù bất cứ một ai. Theo đó, mọi người đều khẳng định rằng. Đường ta đi là vạn nan, nhưng chỉ cần một lần giải quyết là đủ. Hiện nay, lòng dân càng lúc càng mãnh liệt đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý. Ý thức của mỗi cá nhân, của các đoàn thể mỗi lúc một dâng cao. Nhiều người, nhiều nơi đã vượt qua sự sợ hãi để tiến đến những cuộc phản đối, đình công biểu tình tập thể. Nhiều gia đình trước cảnh cướp ngày của Việt cộng đã dương cao biểu ngữ: “Gia đình tôi thề quyết tử chống bẻ lũ CSVN cướp ngày đến  hơi thở cuối cùng..”  

Lời thề ấy, trước là để bảo vệ lấy quyền sống và quyền lợi của mình, sau là góp lòng, chung sức vì đất nước.  Nói cách khác, nơi nơi, đều chung một ý hướng: Còn cộng sản là còn Quốc Hận. Còn CS là còn đấu tranh. Ta phải  “Đánh cho Tàu cút,  đánh cho Cộng tan”. Từ ý chí kiên cường này, tất cả đều quyết ra đi cho ngày Độc Lập và Thống Nhất đất nước trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý.

Nào ta đi cho ngày mai đổi mới,

Này ta về cho đất nước hồi sinh.

Chị ngã xuống, em đứng dậy,

Diệt cho hết phường bán nước hại dân.

Mẹ phất cờ, con ra trận,

Quyét cho sạch bọn bành trướng bắc phương.

Người trong nước, kẻ ngoài biên,


Dựng cho cao ngọn cờ Độc Lập.


Hát cho đều tiếng hát Tự Do.

Cho ngàn ngàn sau dòng sử Việt còn lưu danh cùng trời đất,

Cho vạn vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh.

Bảo Giang

Mùa Quốc Hận.

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Đứng dậy mà đi .

Đứng dậy mà đi .

Có một câu hỏi lớn đặt ra cho dân tộc Việt Nam là: Tại sao chiến tranh giữa hai miền Bắc – Nam (1954-1975) đã kết thúc gần nửa thế kỷ rồi mà người Việt Nam vẫn không thể ngồi lại với nhau? Tệ hơn, mãi mãi vẫn coi nhau như loại kẻ thù không thể đội trời chung? Có phải vì người Việt Nam khó tính, ích kỷ, dối trá, khó hòa giải hay vì một lý do ngoại lai nào khác? Và rồi, nếu không thể hòa giải, làm sao chúng ta có thể phá vỡ được bế tắc để người Việt Nam nắm lấy tay nhau tiến lên cùng thế giới?

Có thể bạn sẽ còn thêm nhiều câu hỏi nữa. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ tạm nêu lên vài điểm vào dịp 30-4 này để mời bạn, từ cả hai phía, cùng nhìn lại chính đề. Hy vọng, chúng ta thành thật được một lần, nhìn vào thực tế để hóa giải cơn đau Việt Nam trước mối họa xâm lăng từ phương bắc. Bởi lẽ, đây chính là một mối họa lớn mà từ nghìn xưa, lúc nào nó cũng muốn phủ ập xuống trên đầu dân tộc nhỏ bé ở phương nam này. Tuy thế, chúng ta đã tránh được sự đồng hóa từ phương bắc là nhờ tính truyền thống của dân tộc, trong đó, phần vì bản sắc, phần vì độc lập, tự chủ, mà tiền nhân ta đã biết họa, rồi diệt họa để con cháu còn có mảnh đất riêng đến hôm nay. Phần chúng ta thì sao, liệu có học được bài học của tiền nhân để bảo vệ mảnh đất này cho mai sau hay không?

Tôi tin là có và phải có. Bởi lẽ, khi chúng ta biết nhìn lại lịch sử và biết nhìn lại những chuyện quanh ta, và chỉ cần còn một chút lương tri Việt Nam, chúng ta sẽ có được câu trả lời chuẩn xác cho chúng ta và tương lai của con cháu chúng ta. Tuy thế, cái khó của hôm nay là người ta chưa thể nhận biết mình và nhận biết nhau để tạo nên sức mạnh của dân tộc, ngõ hầu tránh được cái họa ngoại xâm. Tệ hơn, còn hí hửng rước voi về dày mả tổ mà lại tưởng chừng như là mở ra cơ nghiệp mới cho dân, cho nước. Ở một diện khác thì lại ngồi tưởng tượng vẽ voi trên giấy! Hãy nhớ, sự hí hửng này chính là cái họa lớn cho dân tộc. Từ đó, đòi buộc người Việt Nam phải biết nhìn lại nguyên đề, nếu muốn mảnh đất này còn là của Việt Nam trong ngày mai.

Khi đưa ra vấn đề này, chúng ta rất dễ đối đầu với nhau hơn là chung hướng. Tuy nhiên, tất cả không thể mãi tránh né. Bởi vì, đây chính là những nút thắt, cần phải được mở ra để giúp chúng ta nhìn biết sự thật. Hơn thế, còn buộc chúng ta phải mở cho to đôi mắt, khơi cho rộng tấm lòng của chúng ta ra để đón nhận những sự kiện nào là sự thật, sự việc nào là giả trá. Để từ đó, mới khả dĩ có được những nhận thức căn bản hầu dẫn chúng ta vào chung một hướng đi. Khi đã có chung hướng đi, dẫu có khó khăn mấy, chúng ta vẫn có thể đạt đến cùng đích là chung tay xây dựng lại ngôi nhà Việt Nam của chúng ta.

Về những bài học, bạn biết đó, khi thế giới bước vào cuộc Đệ Nhất thế chiến 1914-18, Việt Nam ta vẫn còn đang ngụp lặn dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Tuy thế, nhờ đó Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể để đưa đất nước vào tiến trình thay đổi, mà sau đó chỉ 30 năm, với máu xương của dân tộc và của những nhà tranh đấu vì độc lập cho xứ sở, Việt Nam đã bước vào một vận hội mới.

Khởi đầu, ngay sau khi Nhật hất chân Pháp khỏi Đông Dương, Việt Nam đã có một thế đứng khác. Ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam Độc Lập“, trong đó, “tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền Độc Lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.” Như thế, đạo dụ này chính là một bản văn quan trọng đã thu hồi Độc Lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Nó có đủ năng lực thu hồi chủ quyền quốc gia đồng thời xóa bỏ tất cả những thỏa hiệp, hòa ước, nhượng địa với thực dân Pháp trước kia.

Về mặt pháp lý, vua Bảo Đại với tư cách là một đại diện chính danh và hợp pháp của một chính quyền đã có và đang cai trị đất nước Việt Nam liên tục từ năm 1802. Theo đó, việc vua Bảo Đại ra tuyên cáo Việt Nam Độc Lập hoàn toàn có căn bản pháp lý, có gía trị và hiệu lực thi hành. Lý do, chính các triều trước của vua Bảo Đại cũng đã ký những hòa và hiệp ước chấp nhận sự cai trị của Pháp tại Việt Nam. Thì nay, Đạo Dụ này đã định chuẩn những điểm cơ bản thành gía trị để thi hành trên toàn cõi Việt Nam:  

  1. Bãi bỏ những hiệp ước về quy chế thuộc địa cũng như nhượng địa và chịu nhận sự bảo hộ của Pháp trưóc kia.
  • Việt Nam đã chính thức khôi phục và xác định quyền chủ quyền và tính độc lập của một quốc gia trên toàn cõi lãnh thổ của mình.

Hơn thế, để công khai hóa tính chính danh và sự hoạt động hữu hiệu của Đạo Dụ trên, ngày 7/4/1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam Độc Lập. Rồi ngay khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 đã khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Sau đó, vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào ngày 11/3/1945.

Để chào mừng quê hương Độc Lập, cả nước đều hân hoan. Vào ngày 17-8-1945 thanh niên học sinh, công chức Việt Nam tại Hà Nội đổ tràn ra đường mừng ngày Độc Lập và ủng hộ chính phủ dân sự mới. Bất ngờ, xuất hiện một lá cờ đỏ với sao vàng của một nhóm người nào đó chen vào và tiến chiếm diễn đàn. Tệ hơn, chúng chia nhau lùa người biểu tình đi muôn ngả. Và rồi đến ngày 2-9-1945 trên lầu cao của Hà thành, tập thể cờ đỏ vô danh này cũng kèn, cũng trống, cũng “í ái uông” (từ của bà Hồ xuân Hương) ra mắt quốc dân với danh nghĩa mặt trận Việt Minh. Sau đó, Hồ chí Minh “ í ái uông” đọc diễu văn tuyên bố Việt Nam độc Lập. Rõ ràng đây là một việc làm mà Y không có đủ tư cách, (vì ngày Độc Lập đã được vị lãnh đạo đương nhiệm công bố vào ngày 11-3-1945, Y chẳng qua chỉ là lãnh đạo của một băng, nhóm, mà thôi). Có lẽ, chính họ cũng tự biết thế nên đồng loạt gọi ngày này là ngày Việt Minh cướp chính quyền!

Như thế, trên căn bản pháp lý, bản tuyên ngôn của Hồ chí Minh đương nhiên là dư thừa, không có hiệu lực. Nếu có ai coi đây là một cột mốc cần ghi nhớ thì hãy nhớ, căn bản pháp lý của nó không khá hơn cuộc đảo chính do Dương văn Minh thực hiện ở miền nam vào ngày 1-11-1963. Nó cũng có cơ hội thành lập tổ chức chính quyền theo nhu cầu sau cuộc đảo chánh, nhưng không có gía trị cơ bản mở đầu để tuyên bố nền Độc Lập cho Việt Nam. Cũng thế, bản văn mà Hồ chí Minh công bố là khiếm khuyết, không có đủ tư cách pháp lý. Nếu có, nó chỉ có khả năng đứng vững bằng mã tấu, bằng búa, liềm, qua một thời gian khi đảng phái này còn nắm được quyền lực mà thôi.

Nhìn rộng hơn, chúng ta còn thấy một điểm tệ hại từ việc cướp chính quyền này  là sau ngày “ í ái uông”, Việt Nam đã chẳng có một ngày vui. Trái lại, CS đã đẩy ngưòi dân miền bắc (hơn là Việt Nam) vào cuộc chiến đẫm máu từ thượng du cho đến Điện biên Phủ. Kết qủa, với hàng ngàn, hàng vạn quân binh và vũ khí của Tàu, Nga tràn vào VN và nằm dưới quyền lãnh đạo của những viên tướng Tàu là Lưu hiểu Ba, Vi quốc Thanh… rồi hiệp ước đình chiến đã ra đời vào ngày 20-7-1954. Với bản văn này, Việt Nam trở thành nạn nhân và bị buộc phải gánh nhận lấy hậu qủa tang thương là đất nước này một lần nữa bị chia ra làm hai. Phía bắc, từ Ải Nam Quan đến bờ sông Bến Hải thuộc về cộng sản. Và từ phía nam bờ Bến Hải đến Cà Mâu thuộc về Việt Nam Tự Do.

Từ khúc quanh đau thương này, người dân đã trắng mắt, mất ăn mất ngủ để tìm nghĩa và giải thích cho cái đề Viêt cộng, cũng gọi là cộng sản thuộc khối Nga Tàu là cái gì? Kế đến, một câu hỏi cần được trả lời ngay là, ở lại nơi quê cha đất tổ hay là bồng bế đàn con vào nam tìm Tự Do?

Sở dĩ có nan đề này là vì theo bản hiệp định Geneve, người dân trên cả hai miền có thời gian là 300 ngày để đi lại, ổn định trú qúan mới. Sau đó, con sông Bến Hải sẽ là thành lũy ngăn chia Bắc với Nam, không thể qua lại. Kết qủa, chưa nhìn thấy mặt Hồ chí Minh tử tế hay gian ác ra sao, chỉ nghe đến cái chữ VẹM, (2 chữ cái của từ Việt Minh) là gần một triệu người dân miền bắc bỏ nhà bỏ cửa, bỏ ruộng đồng, hàng quán, vơ vội lấy vài ba bộ quần áo, nồi niêu, xoong chảo, bát đĩa, rồi gồng gánh con thơ kéo nhau xống tàu, vào nam. Ngoài ra, có đến hàng triệu người khác bị chúng ngăn đường, chặn lối, không thể ra đi. Ở chiều ngược lại, Hồ chí Minh ngồi ngáp ruồi cũng chẳng có mấy ngưòi từ Nam ra bắc lập nghiệp! Tại sao lại như thế nhỉ? Bắc là chi và Nam ra sao?

  1. Cánh buồm về Nam hay Mảnh tình với nước non.

Trước khi ra đi, người dân miền bắc đã được nghe đồn thổi về cuộc sống cũng như sinh hoạt ở nơi đây, và đặc biệt được nghe biết về người lãnh đạo vì dân vì nước với một tinh thần chống ngoại bang mãnh liệt. Đó là thủ tướng Ngô đình Diệm. Ông đã nhận lời mời của vua Bảo Đại để đứng ra thành lập chính phủ tại miền nam Việt Nam vào ngày 6-7-1954. Và chính ông trở thành người rộng mở đôi tay và tấm lòng ra để đón nhận gần một triệu người di cư từ miền bắc vào nam theo Hiệp Định Genève.

Những mốc điểm lịch sử cần ghi nhớ: Tháng 12 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm xóa bỏ tất cả các hiệp ước kinh tế, tài chính ký kết với Pháp trước kia. Sau đó, TT Ngô Đình Diệm rút đại diện của Quốc gia Việt Nam ra khỏi Liên hiệp Pháp. Vào ngày 22 tháng3 năm 1956, buộc Pháp phải rút toàn bộ quân đội viễn chinh của Pháp ra khỏi Việt Nam. Ngày 26- tháng 4 năm 1956, Pháp đã phải giải thể toàn bộ chỉ huy quân sự Pháp tại Sài Gòn. Lá cờ tam tài của Pháp đã bị buộc phải kéo xuống khỏi kỳ đài. Công cuộc “ đô hộ” của Pháp trên toàn cõi Việt Nam đến đây là chấm hết.

Trong khi đó, bàn về tổng tuyển cử, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố “Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ“, Tuy nhiên, “thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ như cộng sản miền bắc mong muốn”. Từ đó, ông từ chối ký vào bản hiệp định và bác bỏ cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam được Pháp và Việt Minh dự kiến diễn ra vào tháng 7 năm 1956. Thay vào đó, ông quyết tâm xây dựng một nhà Nam vững mạnh mà khởi đầu là giải thể toàn bộ lực lượng Bình Xuyên ra khỏi thành phố và kết thúc chiến dịch này ở rừng sát. Ông là người đã đưa miền nam Việt Nam lên tầm cao mới. Ông là người đã tạo công ăn việc làm và mở mang điền địa để ổn định đời sống cho một triệu người di cư vào Nam.

Trong viêc xây dựng và phục hưng đất nước, ngày 6 tháng 9 chính phủ VNCH ban hành sắc luật Số 53 cấm người nước ngoài hoạt động trong 11 nghành nghề, kể cả buôn gạo và bán hàng tạp hóa… Theo đó, những người Hoa đang hoạt động trong khu vực kinh tế bị kiểm soát, có thể xin nhập tịch hoặc có 6 tháng đến 1 năm để bán hay sang nhượng lại thương nghiệp cho công dân Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, chính phủ Ngô Đình Diệm thi hành chương trình Việt Nam hóa các trường học của người Hoa trong toàn cõi miền nam bằng cách bó buộc các nhân viên giảng huấn dùng tiếng Việt trong giảng dạy và bổ nhiệm Hiệu trưởng là người Việt Nam. Những công cuộc cải tổ này đã đưa miền nam Việt Nam lên một tầm cao mới, phát triển hơn hẳn các quốc gia trong vùng.

Với những việc làm kỳ vỹ trong 9 năm cầm quyền,  TT Ngô đình Diệm được ngưòi đời đánh gía như là một người có DANH DỰ, có TỔ QUỐC và có TRÁCH NHIỆM . “Buổi bình minh của Nền Cộng Hòa (“The First Day”) thật là huy hoàng rực rỡ. Nhiều quan sát viên ngoại quốc cho rằng đây chính là “một cuộc cách mạng đã bị mất đi” (the lost revolution) của Miền Nam Việt Nam”.( những năm vàng son của Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn tiến Hưng)

Phần cá nhân, ông chỉ đơn giản là người luôn khát khao xây dựng một Việt Nam Cộng Hòa không cộng sản. Ông đã tuyên bố: “Nếu Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.Ngô Đình Diệm (Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955)

II. Con dao mã tấu và Hồ chí Minh.

Hồ chí Minh (nếu là Nguyễn tất Thành) lang thang cơ cực mãi rồi cũng có ngày bước vào đường hoạn lộ. Thật vậy, sau khi ký kết hiệp định Geneve với thực dân Pháp để chia đôi giang sơn Việt Nam và đưa miền bắc vào vòng kiềm tỏa của cộng sản Nga, Tàu, Hồ chí Minh đã bước vào cung thang mây danh vọng. Để “ mừng” sự kiện Hồ làm chủ tịch CS miền bắc, trước hết, một triệu ngưòi ở miền bắc đã vội bỏ nhà cửa ruộng vườn tài sản, để gánh gồng dắt díu nhau vào nam với hy vọng thoát nạn cộng sản tham tàn do Hồ lãnh đạo. Phận người ở lại, hoặc bị chặn đường không thể ra đi thì được Hồ dẫn vào cuộc đấu tố không tình người, không đạo lý theo luật “ cải cách ruộng đất” 1953.

Dĩ nhiên, cái luật lệ này không phải là mới, và người đầu tiên trong cuộc cải cách này đã được Hồ chí Minh tặng một dao mã tấu là bà Nguyễn thị Năm. Nhắc lại, bà là người đã dâng cúng cho Hồ và đoàn quân của Hồ cả tình lần tiền, ngoài cơm ăn áo mặc, nơi trú ẩn, là hàng trăm lượng vàng trong tuần lễ vàng. Để trả ơn, bản đấu tố ca “địa chủ ác ghê” do đích thân Hồ chí Minh viết ra đã đè và ấn vào cổ bà để mở màn cho mùa đấu tố thảm khốc trên toàn đất bắc. Từ cuộc đấu tố bất lương, vô đạo này, Hồ chí Minh đã đem cái chết đến cho hơn 172000 chủ gia đình, trong đó có rất nhiều người là thành viên hay ủng hộ tích cực trong kháng chiến chống Pháp. Dĩ nhiên, toàn bộ số người còn lại trong gia đình của họ đều trở thành những kẻ lang thang, không nhà, bị thất lạc, không nơi nương tựa. Một trong những người trong cảnh oan khiên ấy may còn sống là bà Nguyễn thị Nhu, vợ của nhà thơ và cũng là thiếu tá trong sư đoàn 320 của CS bắc Việt có tên là Nguyễn hữu Loan.

Đó là những chuyện công khai ai ai cũng biết. Còn những câu chuyện nghèo đói cơm không đũ ăn, và người ta phải lấy thân mình kéo cày trên ruộng đồng thay cho trâu bò, cũng như những cuộc tư thù bị cán bộ VC lạm dụng trong thời kỳ này, tôi kính dành cho các ngòi bút tại miền bắc viết ra. Tôi chỉ nhắn là, những chuyện thuộc về lịch sử thì đừng viết gian dối, kẻo cái tên và chữ gian dối ấy ngàn đời còn để lại với tên tuổi của kẻ viết.

Ở trên là một phần đời sống và hoạt động của Hồ. Theo Mặc Yên, Hồ chí Minh được đánh gía là kẻ “ Vô thần, vô đạo, vô luân, Vô tâm vô cảm bất nhân vô loài!”. Đặc biệt trong tư cách lãnh đạo, chính Hồ chí Minh cho biết rõ tư duy của Y về đất nước Việt Nam như sau: “Mấy cái đảo hoang ngoài khơi đó của ai thì tôi không rõ lắm, nhưng cũng chỉ là mấy cồn đá hoang toàn phân chim ỉa. Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi.” (Hồ Chí Minh, trong HCM toàn tập). Đó là lý lẽ cơ bản để Lê đức Anh, một tên mù ra lệnh “cấm nổ súng” cho quân lính bắc Việt giữ đảo, khi quân Trung cộng tiến chiếm đảo. Kết qủa,  toàn bộ lính Việt Nam giữ đảo đã bị Trung cộng thảm sát.

III. Đời sống thực dưới chế độ cộng sản.

Ở đây, tôi không viết, tô vẽ về đời sống của người miền nam, dẫu là trong lúc chiến tranh, họ có cuộc sống ra sao, ai ai cũng đều biết rõ. Tôi cũng sẽ không trực tiếp viết kể về đời sống của người dân đất bắc từ 1954-1975 vì tôi không có mặt ở đó, nên có ý nhường lại cho những ngòi bút cùng thời, với một chút hy vọng là họ có chút lương tri nhân bản để viết lên những sự thực mà đồng bào ta đã phải gánh chịu từ ngày có cái tên và tấm hình Hồ chí Minh treo ở đó. Phần tôi, xin ghi lại đôi nét về cuộc sống của miền nam sau 30-4-1975 để hầu bạn đọc.

Ở miền nam VN, một đứa trẻ còn mặc quần thủng đáy cũng biết rõ chuyện này: Cách đây khoảng160 năm, Hoa Kỳ cũng lâm vào cuộc nội chiến bắc nam. Lý do, sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, Ông đã đi vào chương trình giải phóng dân nô lệ tại đây. Khởi đầu cuộc giải phóng, 11 tiểu bang bảo hộ chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ tuyên bố ly khai khỏi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và lập ra Liên minh miền Nam (Confederate States of America). 25 tiểu bang còn lại ủng hộ chính phủ Liên bang miền Bắc (Union). Từ đó, cuộc chiến tranh Nam – Bắc xảy ra và kéo dài trong 4 năm. Cuộc chiến tranh tương tàn này đã làm tổn hại hàng triệu sinh linh Hoa Kỳ.

Sử ghi: ngày 9 tháng 4 năm 1865, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ. Toàn bộ kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam không còn đường tháo lui. Khi đó, bộ tham mưu của tướng Lee đã dề nghị phân tán mỏng lực lượng và giữ lực luợng để đánh du kích chiến. Nhưng tướng Robert Lee quyết định đầu hàng để cứu những người lính thương binh, cũng như tù binh dưới quyền ông ở miền nam. Ông gởi thư cho tướng Grant, chỉ huy quân miền bắc và yêu cầu thu xếp cuộc đầu hàng. Ông Grant vui mừng đón nhận bản tin.

Ngày họp và địa điểm đã được chọn, hai vị tướng và đoàn của hai bên gặp nhau. Khi đến nơi, thay vì nói chuyện về điều kiện đầu hàng, tướng Grant thao thao cả buổi về những chuyện trường xưa, tích cũ với tướng Lee. Sốt ruột, tướng Lee đã phải yêu cầu tướng Grant vào đề. Khi ấy, tướng Grant lấy ra một cái bút chì, và tờ giấy viết vào đó 3 điều kiện trao cho tướng Lee:

  1.  Binh lính miền nam không bị coi là phản quốc, nên không thể bị giam giữ.
  2. Chính phủ coi binh lính miền nam là những công dân bình thường, nếu họ chấp hành tốt những luật lệ của Liên Bang.
  3. Lính miền nam được quyền mang ngựa và lừa về nhà mình để phụ giúp cho việc cày bừa, đồng áng.

Sau khi viết, trao lệnh đầu hàng như trên cho tướng Lee, họ ôm chầm lấy nhau rồi chia tay. Khi về đến đơn vị, tướng Grant được biết binh lính các đồn bốt miền bắc sửa soạn bắn đại pháo, cũng như pháo hoa ăn mừng chiến trận. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức. Lý do, “chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ là đồng bào của Hiệp Chủng Quốc và là anh em với chúng ta. Họ tuyệt đối không phải là kẻ thù”. Nhờ tinh thần này, cuộc chiến trôi vào dĩ vãng thật nhanh và hai miền Bắc, Nam Hoa Kỳ cùng đi vào tương lai.

Câu chuyện đại ý là thế và hầu như không một người miền nam nào không biết đến. Hòi xem, hơn 100 năm sau, khi cuộc chiến bắc nam ở Việt Nam kết thúc, Việt cộng đã học được những gì? Hẳn nhiên là họ không được học hỏi gì về tinh thần nhân bản. Tệ hơn, có người bảo rằng, có lẽ toàn miền bắc chẳng có một ông tướng hay lãnh đạo nào biết đọc lấy một vài chữ tiếng Anh, nói chi đến đọc sách tiếng Anh, tiếng Mỹ nên họ không bao giờ học được những bài học nhân bản trong cuộc chiến bắc nam của Hoa Kỳ. Đó là điều thiệt thòi cho Việt Nam! Kết quả, hàng loạt tướng tá và sỹ quan tài giỏi, yêu nước của miền nam bị đẩy vào các trại cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, lại thiếu cả cơm ăn, áo mặc, nói chi đến thuốc men. Rồi sau nhiều năm bị coi như những người tù khổ sai là có hàng ngàn người đã bỏ xác trong các loại trại tập trung từ nam ra bắc. Phần người có ngày về thì chưa bao giờ nguôi lòng căm thù CS và bè lũ Hồ chí Minh.

Trong khi đó, nhiều người cho là nếu miền nam là bên thắng trận thì điều mà cố đại tá Hồ ngọc Cẩn công bố trước khi bị thảm sát là: “ Nếu chúng tôi thắng trong cuộc chiến, chúng tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án chúng tôi. không đối sử với các anh như các anh đối với tôi…” sẽ là một hiện thực, bởi nó minh chứng cho tinh thần nhân bản của người miền nam Việt Nam. Tuy nhiên, chữ nếu ấy chẳng xảy ra và chuyện ngưòi đi cải tạo như vào tù khổ sai tôi kể ở trên vẫn chưa là đoạn kết. Bởi vì, trong lúc những người lính của miền nam bị đối xử như thế, nơi hậu phương của họ xưa kia cũng không có một điều gì khá hơn. Tất cả bị đẩy vào các khu kinh tế mới với hai bàn tay trắng. Riêng phần nhà cửa của họ thì được “bên thắng cuộc” coi là “chiến lợi phẩm”. Họ tự nhiên vào, vơ, vét, về!

IV. Làm sao hàn gắn vết thương đây?

Ai cũng biết, Tổ quốc tuy là một thực thể vô tri bao gồm diện tích đất đai, sông ngòi, núi non, cây cỏ… nhưng lại không thể tách rời với đời sống của những con người sống với mảnh đất ấy. Hơn thế, nó trở thành nguồn sống thiêng để con người truyền đời trên mảnh đất ấy không bao giờ muốn rời xa hoặc từ bỏ vì bất cứ lý do gì. Bởi lẽ, từ điểm hoang vu khởi đầu kia, khi có mặt con ngưòi, mọi sông suối, núi đồi, biển cả trở thành điểm quy tụ, làm phát sinh hoa trái, làm nguồn nuôi sống con người ở đó. Sự gắn bó này tự nhiên trói buộc nhau. Hơn thế, còn muốn lấy cả máu xương mình để bảo vệ lấy mảnh đất được coi là cơ nghiệp ấy. Lẽ sống đơn giản này chính là định nghĩa của con người với tổ quốc của mình. Đó là tình quê hương. Không ai muốn rời xa nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Nhưng tại sao hôm nay họ phải bỏ mà đi? Và hỏi xem, tại sao cuộc chiến bắc nam tại Việt Nam đã qua đi gần nữa thế kỷ rồi, mà người Việt Nam, dẫu như ngày nay có đến qúa một nửa sinh ra sau cái ngày 30-4-1975 ấy, vẫn không thể ngồi lại với nhau để nói câu chuyện hoà giải và xây dựng đất nước? Trái lại, đều muốn bỏ lại mà đi? Chẳng lẽ Tình Nước bây giờ nó nhạt nhẽo thế hay sao?

Tôi không biết bạn trả lời ra sao. Phần tôi và đa phần dân số Việt Nam chỉ thấy rằng. Người miền nam hoặc những người còn liên quan đến văn hóa Việt Nam dứt khoát cho rằng tập đoàn CS bắc Việt chẳng qua chỉ là bọn thờ Tàu, là bọn rước voi về dày mả tổ như Lê chiêu Thống xưa. Tập thể này không bao giờ vì dân vì nước, khiến họ không thể hợp tác với. Từ đó, họ và con cháu họ không thể ngồi chung bàn với chúng.

Thoạt nghe, tưởng là khinh khi miệt thị. Nhìn lại, đây không phải là một cái nhìn khắt khe, cục bộ, nhưng là sự thật. Từ đó, họ không thể bước qua lằn ranh ngăn cách này để bắt tay, hòa giải, hoà hợp với tập đoàn cộng sản bắc Việt vô văn hóa, thờ Tàu. Còn riêng chuyện đa trá, gian manh, bội bạc, phi nhân, bất nghĩa của tập đoàn Việt Cộng dẫu mang giáp Hồ chí Minh, cũng chỉ là những nét vẽ của thời gian. Nó không thể mãi tồn tại, cũng không phải là chướng ngại khi ta đã biết rõ bản năng của nó. Bạn nghĩ sao? Tiêu chuẩn Hòa Giải này có cao qúa hay không?

  • Hỡi các bạn trẻ Việt Nam hãy đứng dậy đi. Hãy ngẩng đầu cho cao để đòi quyền quyết định về mạng sống của mình và tương lai của chính dân tộc mình. Chai bia ly rượu trên bàn kia sẽ đưa ta đến chỗ tự hủy. Nhưng bước chân ta dồn vang trên đường sẽ tạo cho dân tộc ta một ngày mai tươi sáng.
  • Hãy nhớ, cái xác kia đã thối rữa rồi, đừng để nó lây mùi thối cho quê hương Việt Nam ta nữa. Chúng ta không cần phải giữ gìn nó. Hãy đứng dậy và tống khứ nó ra khỏi quê hương ta.

Hỡi các thanh nữ Việt Nam, hãy theo gương bà Trưng – bà Triệu mà cất bước. Chúng ta đi bên nhau và đi đến cùng. Mục đích của chúng ta là Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập đích thật. Chúng ta hãy cùng Trưng, Triệu, đòì quyền sống cho chúng ta và thế hệ con cháu chúng ta. Chúng ta không thể đứng nhìn con cháu ta bị xích vào tròng nô lệ CS/ Tàu cộng.

Hỡi các thanh niên nam, nữ Việt Nam. Đường của chúng ta đi hôm nay là đạp lên vết sử đỏ dơ bẩn mà tiến bước, và đưa Việt Nam vào một thời đại mới. Thời của Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập, Công Lý và Nhân Quyền.

Bảo Giang.

Mùa Quốc Hận 30-4-2019

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Theo dòng lũ đỏ

Theo dòng lũ đỏ.

Có một điều mà ai cũng biết là: một khi dòng nước đã chảy tràn qua bờ, làm vỡ đê, nước sẽ không tự ngừng lại để chờ người ta làm bờ đê khác. Trái lại, nó sẽ tiếp tục cuốn trôi đi những gì nằm trên dòng lũ.

Chuyện là thế, tuy nhiên, con người nhiều khi lại phạm một lỗi lầm lớn là không cùng nhau giữ cho đê khỏi vỡ. Hoặc gỉa, khi một mảng đê bị vỡ thì tất cả không cùng ra công ra sức. Trái lại, vẫn sống theo cảnh đèn nhà ai, nhà nấy rạng. Đến khi mở mắt ra, căn nhà của mình đã ngập nước đỏ rồi. Khi ấy, chạy đi đâu? Dầu có cả vợ chồng con cái thi nhau gào thét, khóc than, ai sẽ cứu đây? Đây là một câu hỏi không vui và câu trả lời trong hoàn cảnh này là một nỗi đau thấm thía. Bởi lẽ, ai gào thì cứ gào, kẻ vui chơi, cười đùa vẫn không thay đổi. Kết qủa, tất cả đều trắng mắt ra mà nhìn dòng nước đỏ nghiến nát đời dân tộc mình.

Đây là một câu chuyện buồn, thật buồn. Và còn buồn hơn thế nữa, nó là câu chuyện của người Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua! Tất cả chúng ta đều chìm trong một dòng chảy, nhưng người Việt lại mỗi người một phách, không biết nắm lấy tay nhau để cứu mình, cứu lấy gia đình và cứu lấy đất nước của mình. Cuối cùng, trơ ra trên cánh đồng trong cuộc bể dâu ấy là những thân cò mỏi cánh, rũ liệt và trên mảnh đất bùn lầy ấy là dăm ba cái cọc trơ thân, tróc vỏ.  Bên cạnh đó là một vài con lang sói no cành bụng.

Hẳn nhiên đây là những hình ảnh không đem lại cho chúng ta niềm vui và không ai muốn nhìn thấy. Tiếc rằng, nó không phải là hình ảnh xuông, nhưng lại là cảnh sống của người Việt Nam hôm nay. Ơ đó, cái dòng nước đục đỏ hôi tanh kia vẫn cuồn cuộn trên đất nước này. Nó không chỉ phá nát căn nhà luân lý đạo đức của Việt Nam, nhưng còn là cuộc chia cắt đất đai của nhà Việt Nam ra từng mảnh để hiến dâng cho Tàu cộng phương bắc. Hỏi xem, rồi ra người dân Việt sẽ trôi dạt về đâu?

  1. Tang thương, ly tán?

Ai cũng biết Việt Nam trải dài theo dòng sử hơn bốn ngàn năm, có lúc thịnh khi suy, nhưng xem ra chưa bao giờ gặp cảnh tang thương, ly tán và khốn cùng như thời Việt cộng. Bởi lẽ, từ xưa trong lịch sử nước ta chưa bao giờ có ghi chép về chuyện nhà nước giết người, đoạt của cải của người dân. Nhưng thời Việt cộng xem ra đây là một sách lược trường kỳ và chính yếu của chúng.

Khởi đầu, ngay từ những năm đầu của thập niên 1930, khi người dân chưa hề biết Việt Minh là cái gì thì họ đã bị khốn đốn vì chúng. Thời đó, với danh nghĩa “ủng hộ việt minh” những vùng thôn quê bị tạm chiếm, không có được một ngày yên. Nay chúng kéo về tra khảo của. Mai chúng bắt, lôi đi vài ba người có tên tuổi, có danh phận trong làng. Sáng hôm sau, cả làng, cả tổng đều vỡ mật khi thấy xác người thân quen trong làng bị chúng giết, và treo đầu lên trên cái cọc cắm giữa đường. Hoặc gỉa, giữa sân đình, miếu, trước của chợ hay nơi có nhiều người qua lại, với nét chữ nguyệch ngoạc  “mặt trận Việt Minh sử tử tên ác ôn”.

Từ đấy, cuộc sống của người dân nơi vùng thôn quê đã thực sự bị đẫy vào hoang mang, hoảng sợ. Ngày sợ quan về tuần tra. Đêm mất ngủ, mất mạng vì cái mã tấu của Hồ chí Minh. Sự việc này đả đẩy người dân quê vào một trong hai bước đường bó buộc phải làm:

  • Một là bỏ lại nhà cửa, tài sản, làng mạc và lặng lẽ đưa gia đình ra đi, đến nơi khác yên bình trong cuộc sống mới có tình người. Cuộc di cư vĩ đại của người dân miền bắc vào nam năm 1954 và sau cuộc bỏ nước ra đi sau 1975 phải được kể vào diện này.
  • Hai là vì hoàn cảnh không thể rời bỏ làng quê thì đành cúi đầu vâng phục theo lệnh của cái mã tấu trong tay Việt cộng. Tự gom góp tài sản, tự bắt gà vịt và tích cóp gạo thóc dâng cho chúng để sống  qua ngày.

Kịp đến những năm 1953-56, việc cướp của giết người của Hồ chí Minh thêm nở rộ. Hơn thế, nó trở thành một chính sách lớn của nhà nước Việt cộng. Từ đây không một làng, xã, huyện, phủ hay thành thị nào trên đất bắc mà không bị Hồ chí Minh chỉ tên, đấu tố. Kết qủa, chỉ trong vòng gần 4 năm (1953-56), hơn 172000 ngàn người chủ nhà Việt Nam đã bị Hồ chí Minh sát hại và tịch thu toàn bộ tài sản của gia đình họ. Tính theo tỷ lệ dân số lúc bấy giờ thì theo báo cáo chính thức của chúng: “các vùng đều đạt chỉ tiêu từ 5 đến 7% dân số” bị giết chết và bị tịch thu tài sản. Tuy nhiên, có nhiều vùng còn vượt xa chỉ tiêu này.

Bạn hỏi Hồ chí Minh là ai mà độc ác, tàn bạo như thế ư? Cho đến nay, ngoại trừ tập đoàn Việt cộng cho Y là người Việt, là lãnh đạo và còn nâng Y lên hàng cha gìa của chúng. Trong khi đó, sách vở của người Việt lại có cái nhìn khác về hắn. Trước hết, bản thân Y có thể không phải là người Việt Nam. Lý do, lý lịch của Hồ có nhiều điểm dối trá, đã thế, có những điểm không thể chứng minh. Ngay trong cách ăn mặc của Y đã là một khác biệt. Cả đời Y chỉ khoác trên người những bộ quần áo đại cán của CS Trung cộng. Y không hề biết đến Y phục Việt Nam. Đây là một điểm hoàn toàn khác biệt với cung cách của Nguyễn tất Thành, một người chỉ thích ăn mặc theo âu tây.

Dĩ nhiên, đây chỉ là một khác biệt bề ngoài, không đáng quan tâm. Nhưng trong lịch sử hơn 4000 của Việt Nam, hầu như không có ghi lại một trang, một hình ảnh nào vô đạo, ác độc, dã nhân như Hồ chí Minh. Nói thế, không có nghĩa là vua quan của Việt Nam từ xưa chưa từng giết người, hại dân. Trái lại, có nhiều. Nhiều vua quan vì quyền lợi cá nhân, phe đảng, họ cũng từng giết người đối kháng, hoặc gỉa, giết cả người theo đạo Giatô mặc dù họ chẳng phạm vào một loại tội đại ác nào. Tuy thế, không có một vua quan nào dựa vào thế lực của Tàu phương bắc để giết người và cướp đoạt tài sản của người dân như Hồ chí Minh.

Trước hết, ngoài việc đưa ra khảu lệnh “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, Hồ chí Minh còn trổi vượt hơn tất cả mọi kẻ độc ác khác qua bài viết hướng dẫn cho cuộc đấu tố với tựa đề “ địa chủ ác ghê”. Ở đó, Y đã khởi công, kể tội bằng cách vu khống, gía họa cho một người đàn bà là Nguyễn thị Năm với những dòng chữ mà khi đọc qua, ai cũng phải rùng mình và kinh tởm vì cái man rợ của nó. Tuy nhiên, Hồ rất hãnh diện vì bản văn, nên ngay khi viết song Y đã trao tay cho hầu cận đem ra pháp trường đọc, kể tội, lên án bà thay cho lời luận tội của án quan. Phần cá nhân Hồ chí Minh và viên phụ tá là Đặng xuân Khu thì “kẻ bịt râu người đeo kính râm đến dự một buổi”. (Trần Đĩnh, Đèn Cù).

 Thú thật, khi đọc đến đoạn viết này, tôi thấy rợn cả người. Từ đó, tôi có thêm lý do để cho rằng, dẫu Y là ai đi chăng nữa, chỉ cần một bài viết này và cung cách lén lút đi theo giám định cuộc đấu tố bà Nguyễn thị Năm thì đủ biết Y là kẻ tồi bại, bất lương, đáng khinh bỉ như thế nào. Bởi lẽ, nó không chỉ là một hành động vô đạo, nhưng còn là sự bất gíao tự tâm nữa. Tuy thế, tập đoàn cộng sản lại hãnh diện, học tập theo gương của Y. Từ đó nhà Việt Nam phải nhận tai họa cũng không có gì lạ.

Nhắc về chuyện này, tôi đã viết nhiều lần, nhưng sẽ còn tiếp tục viết nữa. Bởi lẽ, không cần biêt Y là ai. Nhưng một khi đã xác định được Y là kẻ đã đẩy Việt Nam vào con đường vô đạo bằng cách cổ võ, hoặc gỉa, cưỡng bức xã hội thực hiện chủ trương con cái đấu tố cha mẹ, vợ chồng, anh em họ hàng thân tộc đấu tố nhau để triệt hạ, xóa bỏ nhân bản, luân lý của Việt Nam thì tôi phải viết. Lý do đơn giản là, bất cứ kẻ nào phá hoại nền luân lý, đạo đức của gia đình và xã hội Việt Nam thì đều phải bị lên án. Hơn thế, phải để cho người ngoài cuộc thấy rằng chúng ta, người Việt Nam có một cội nguồn thủy chung với Nhân Lễ  Nghĩa, Trí, Tín… Chúng ta không có cùng chung nguồn gốc bất lương, bất giáo như CS.

Có thể, bạn không đồng thuận về điều tôi vừa viết. Hơn thế, còn phản kháng vì cho rằng nhờ Y mà Việt Nam mới đuổi Pháp, đuổi Mỹ ra khỏi nơi đây, nên Y có toàn quyền thực thi sách lược của CS trên đất nước này?

Nếu nghĩ như thế thì bạn là kẻ ấu trĩ lắm, bởi chính vua Bảo Đại đã công bố Việt Nam hòan toàn độc Lập vào ngày 11/3/1945. Sử Việt còn đây, vua Bảo Đại ký đạo dụ: Tuyên cáo Việt Nam Độc Lập, “Tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ”. Cùng với đạo Dụ này là sự ra đời của chính phủ Trần trọng Kim với những con số của lịch sử ghi rõ nét đây:

  1. Ngày 9-3-1945, Nhật chấm dứt 80 năm đô hộ của giặc Pháp trên toàn cõi Ðông Dương.
  • Ngày 25-8-1945 Nhật cáo chung quyền lực tại đây. Nhưng ngay khi việc nước chưa yên, Việt Minh đã nhảy vào cướp chính quyền nhân việc quân dân Hà Nội xuống đường tuần hành ủng hộ chính phủ Trần trọng Kim vào ngày 17-8-1945.

Sử và thực tế là thế, tuy nhiên, lúc gần đây cơ quan truyền thông VC và nhiều “láo thành cách mạng” của chúng lại nêu ý kiến là không nên dùng cụm từ “cướp chính quyền” nữa. Báo tuổi trẻ online 08/10/2005 TTCN cho rằng: “Từ trước đến nay trên sách báo cũng như một số kênh thông tin đại chúng khi nói về cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 giành chính quyền về tay nhân dân, chúng ta thường dùng cụm từ: “tham gia cướp chính quyền”. Cụm từ “cướp chính quyền” này theo tôi không ổn. Bởi lẽ, Hằng ngày ta thường nghe nói tới từ “cướp” như “kẻ cướp”, “quân ăn cướp”, “bọn cướp nước”… Với cụm từ có dùng từ “cướp” bao hàm cử chỉ, hành động phi nghĩa, vô nhân đạo. Động từ “cướp” chỉ hành động xấu xa. Theo đó tại sao sách sử của ta mãi dùng cụm từ “ tham gia cướp chính quyền”.? Phải chăng CS đã biêt sấu hổ vì chữ cướp?

Hỏi vậy thôi, thực tế ai cũng biết, gắn liền với việc cướp chính quyền ở miền bắc là vụ đấu tố được cài cắm với cái tên như mơ là “ cải cách ruộng đất”. Ở đó, nông dân miền bắc có ruộng đất thì bị vu khống là cường hào rồi bị bày trò đấu tố để VC giết họ một cách man rợ. Người thì bị chôn sống, kẻ bị treo lên xà nhà, bị đánh để tra khảo của. Kẽ bị chúng giam nơi hầm phân cho tới chết… Rồi nhờ sự tàn bạo này mà toàn bộ ruộng đất của họ và của người dân miền miền bắc bị Hồ chí Minh cướp đoạt. Hỏi xem cái giải phóng ấy có là văn minh chưa nhỉ?

Có lẽ là chưa đủ văn minh nên gần đây họ đã biến thể từ “cải cách ruộng đất” sang một cụm từ mới là “cưỡng chế, quy hoạch”. Chữ thì hơi khác xưa, cơ bản vẫn chỉ là cướp, cướp gọn nhẹ hoặc là cướp có tổ chức, võ trang. Ngày nay, từ vùng nông thôn nghèo khó đến thành thị, mỗi khi nghe vang lên từ “cưỡng chế” và nhìn đoàn lục lâm VC là người dân rùng mình. Tiếp theo là tiếng la hét, nguyền rủa, thậm chí chủi bới đoàn “cưỡng chế, quy hoạch” đến thấu trời xanh. Mặc, cái mặt bọn cướp cứ trơ ra như mặt Hồ chí Minh khi tố giác bà Nguyễn thị Năm xưa.

  • Cơ hàn, nghèo đói.

Ai cũng biết, sau những năm 1954, khi dân đã bước vào đoạn đường cùng của nghèo đói. Ngửa lên, chỉ một mặt trời máu, cúi xuống là những dấu lệ rơi. Cộng sản hiểu rằng, cuộc nổi loạn có thể bùng phát bất cứ lúc nào trên đất bắc. Nhưng thay vì tháo bỏ xiếng xích cho người dân, hoặc xin lỗi dân, cộng sản lại đẩy người dân đất bắc vào cuộc chiến tranh tương tàn với miền nam. Kết qủa, có đến trên 3 triệu người dân mất mạng trong cuộc chiến phi lý này. Gọi là phi nghĩa lý là bởi vì sau hơn 20 năm nội chiến, người Việt Nam càng lúc càng cùng khổ trong cảnh mất đất, mất nhà, mất cả Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc. Trong khi đó, ngày nay, không một tên cán bộ viên chức nào của cộng sản thờ Tầu mà không giàu có gấp hàng trăm, thậm chí hàng ngàn, hàng vạn lần nếu đem xo sánh với những người giầu có đã bị chúng đấu tố, chém đầu năm xưa!

Để chứng minh cho những điều tôi vừa viết, bạn hãy nhìn thử xem: Căn nhà to lớn nhất làng và ruộng đồng thẳng cánh cò bay ở thôn quê ta hôm nay là của ai đó? Rồi căn nhà kín cổng, cao tường giữa phố xá kia là của ai? Những dãy dinh thự mà người dân khi đi qua chẳng dám đứng lại nhìn một lần kia là của ai? Của dân đen hay của cán bộ đỏ?

Rồi bạn hãy hỏi xem, có còn ngôn từ nào đểu cáng, bất lương hơn cái bản văn chúng gọi là hiến pháp trong đó có câu “đất đai thuộc về sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lý” không? Và hãy hỏi xem, Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn… cho đến rừng đầu nguồn, Bauxite Tây Nguyên, đến Formosa… rồi Hải Đảo, Bắc Vân Phong, Vân Đồn, Phú Quốc… ra sao? Có nằm trong mục “đất đai thuộc sở hữu tòan dân và do nhà nước… Trung cộng  quản lý chăng? Xa hơn, hãy nhìn xem, trên quê hương ấy có còn một nơi nào thiếu bóng dáng bước chân Trung cộng nghênh ngang không?! Hãy nhìn đi để chúng ta có câu trả lời.

3. Tương lai về đâu?!

Người dân đã cùng khổ như thế, tập đoàn Hồ phỉ vẫn chưa vừa bụng. Mới hôm nào đây, chúng vung mã tấu lên ở phố Nhà Chung Hà Nội để đánh cướp Tòa khâm Sứ, rồi tiến chiếm Đồng Chiêm, Tam Tòa, Loan Lý, Cồn Dầu, Văn Giảng, Tiên Lãng…  nay lại đến Lộc Hưng, Thủ Thiêm! Mai sẽ là đâu? Liệu có thể là ông Tạ, Gò Vấp, Tân sơn Nhì….? Hoặc gỉa, bất cứ một nơi nào đó mà chúng tìm được lợi nhuận thì đều có thể bị giải tỏa với đủ những lý do như lập vùng an toàn, phi trường, bến cảng… khi đó, thẩy đều có chung một số phận như Lộc Hưng, Tiên Lãng! Bởi lẽ, “đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước quản lý”. Nó hoàn toàn đúng quy trình như trong hiến pháp của chúng đã quy định.

Hỏi xem, người dân còn gì để bám? Chúng ta đã bị chúng xô đẩy vào bước đường cùng chưa? Nhớ lại, vào thời Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô đình Diệm đã công bố những biện pháp để bảo vệ người dân của mình như sau:

  1. Công bố hàng loạt ngành nghề kinh doanh chỉ dành cho người Việt Nam; người nước ngoài không được hành nghề.
  2. Ngày 22-10-1956, Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN “Thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam”.

Theo Sắc lệnh này, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Từ đây, tên gọi “Chợ Lớn” không còn được dùng chính thức trong các văn kiện hành chính nữa. Có chăng chỉ được dùng trong câu chuyện của người dân để chỉ một khu trong quận 5, quận 6, quận 11 và một phần quận 8 10 của đô thành Sài Gòn mà thôi. Phần dân quê thì có ruộng để cày bừa sinh sống.

Như thế, chính ông là người đã biến những ngôn từ thành chương trình cứu quốc và kiến quốc. Trong khi đó, Việt cộng dưới lớp áo của Hồ chí Minh thì ngay từ năm 1958 đã trao tay hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho Tàu cộng bằng một lý lẽ của phường đá cá: “Mấy cái đảo hoang ngoài khơi đó của ai thì tôi không rõ lắm, nhưng cũng chỉ là mấy cồn đá hoang toàn phân chim ỉa. Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi. (Hồ Chí Minh, trong HCM toàn tập). Với lời công bố này, Việt Nam sẽ đi về đâu?Hỏi xem Y là ai đây? Nguyễn tất Thành hay Hồ tập Chương?

Để kết, tôi tin rằng những bài học từ TKS, Thái Hà rồi Tam Tòa , Đồng Chiêm, Cồn Dầu, Mỹ Yên, Văn Giảng, Tiên Lãng và nay là Thủ Thiêm, Lộc Hưng… không là vô ích. Trái lại, đó là những bài học bằng máu và nước mắt của ngưòi Việt Nam học đươc dưới ách cộng sản. Tuy thế, máu và nước mắt ấy chì là những đau thương, nhưng không là những hận thù. Trái lại, sẽ là một sức sống mãnh liệt đầy bao dung, nhân ái, có khả năng giúp dân tộc ta trưởng thành và vững mạnh trong việc quyết xây dựng lại đất nước và con người trong yêu thương, tự chủ, không cộng sản.

Bảo Giang

5-4-2019

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Chung bầu trời, hai lối đi

Gần một thế kỷ qua, người ta đã nói và viết rất nhiều về hai nhân vật cùng thời, có liên quan đến dòng lịch sử của Việt Nam. Một ở trong miền Nam và một ở ngoài Bắc. Tuy thế, những bài viết về họ xem ra vẫn chưa có dấu hiệu chấm hết. Trái lại, vẫn còn, nếu như không muốn nói là còn nhiều, còn dài. Bởi lẽ, những hoạt động của họ, không những chỉ liên quan đến đời sống của cá nhân họ, nhưng còn ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của người dân cũng như đời sống của đất nước. Họ là ai? Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh.

Một bên, được coi là người Hiền đã mang điều thiện đến trong sinh hoạt cho con người và cho đất nước Việt Nam. Ở đó, người dân được hưởng đầy đủ những quyền cơ bản của con người và nhân phẩm của họ được pháp luật bảo vệ. Và ở đó, cánh cửa học đường được mở ra cho mọi giai tầng trong xã hội cùng tham gia, hội nhập trong tinh thần Công, Minh, Liêm, Chính. Nhờ đó, sinh hoạt xã hội, chính trị ở miền nam với thể chế Cộng Hòa đã mở ra con đường Tự Chủ, Dân Quyền, Dân Sinh cho người dân tận hưởng lợi ích và góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước.


Ở phía bên kia, một kẻ được coi là gốc sinh của gian trá, (gian trá ngay từ đôi dòng về lý lịch ngày sinh cũng như ngày chết). Y đã mang tính ác, đem cái gian trá trong đời của Y gieo trồng vào đời sống của xã hội ở miền bắc Việt Nam. Từ đó, ngoài việc Y làm đảo lộn luân thường đạo lý của xã hội theo chủ trương áp đặt con tố cha, vợ tố chồng, anh em chém giết nhau theo khẩu hiệu: “hãy lôi cổ bọn chúng ra đây…”, Y còn tạo ra và để lại muôn ngàn đau thương và uất hận cho người dân đất bắc trong những cuộc phân ly. Tệ hơn thế, máu lại nhuộm đỏ khắp ruộng đồng rồi tràn lên phố xá. Ngày thanh bình chưa thấy, đã thấy hàng hàng lớp lớp thanh niên miền bắc phải cầm súng lên đường. Riêng miền quê hương cũ thì mỗi lúc một ngập lớp dép râu từ phương bắc tràn qua.


Kết qủa, màu nắng thanh bình đã tan tác nơi phương nam. Ngày 30-4-1975 và sau đó chỉ còn lại những nước mắt và nghẹn ngào của mẹ chờ con, vợ ngóng chồng. Chỉ còn lại tiếc nuối khi mặt trời khuất bóng và cuốn đi lý tưởng, và hoài bão xây dựng đất nước trong Độc Lập, Tự Do, trong Công Lý, Hòa Bình mà người miền nam đã cố công gây dựng và bảo vệ. Nay, tất cả đều thu về trong sóc cảnh. Rồi thay vào đó và trơ ra trước nhật nguyệt, trực diện trước mắt người dân miền nam là những bội nghĩa, vô đạo, bất lương theo đúng chủ trương và tinh thần của Hồ Chí Minh được CS chuyên chở vào từ miền bắc. Nó bắt đầu như cơn mưa phùn lấm tấm rơi, rồi thành bão táp đổ ập xuống mảnh đất hiền hòa miền nam bằng những tráo trở chuyên nghiệp.


Khởi đầu sau ngày 30-4-1975 là những ngôn từ đao to búa lớn chưa từng thấy. Nào là Độc Lập, nào là Tự Do, nào là Thống Nhất… xem ra là không còn một ngôn từ nào to hơn dao búa mà những kẻ gọi là chiến thắng từ miền bắc không đem ra xử dụng. Kết qủa, hàng hàng lớp lớp những đoàn xe môlôtôva cũng như những chiếc xe GMC của miền nam đều được chúng mở hết công xuất chạy ngược về phía bắc. Trên đó có những gì? Toàn bộ tài sản công cộng ở miền nam, đôi khi là tài sản của tư nhân bị chúng tháo gỡ, vơ vét, chở về bắc phương làm cơ nghiệp. Vào lúc đó, người dân hiền hòa ở miền nam mới vỡ lẽ ra cái từ “giải phóng” của CS mang ý nghĩa gì! Ấy là chưa kể đến chuyện đoàn cướp Hồ Chí Minh đã vào cạy cửa Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam và lén chở đi 16 tấn vàng để trả nợ chiến phí cho Liên Sô.


Tuy thế, chuyện Việt cộng từ bắc kéo vào trộm cướp hay vơ vét về ấy chỉ là chuyện nhỏ, chuyện trẻ con. Nó chỉ như cái rơm cái rác bên đường, không đáng để người miền nam lưu tâm. Bởi lẽ, họ đã biết rõ cảnh võ mồm và những cảnh nghèo của miền bắc từ lâu rồi, nên chẳng một ai buồn chấp nhất với chúng. Tuy nhiên, sau những chuyến hàng ấy là từng đoàn người lẫn lộn trong hàng ngũ cán cộng vào nam với giọng lơ lớ thì người miền nam thật sự bắt đầu lo lắng cho sự trường tồn của đất nước. Chẳng mấy hôm sau, nỗi lo lắng từ trong gan phổi ấy biến thành sự thật. Trước mắt họ là lớp người lơ lớ đồng hương của Hồ Chí Minh đứng vung tay múa chân, chỉ đông chỉ tây. Bên cạnh đó là hàng lớp cán bộ cao cấp nói rặt tiếng bắc chạy lúp súp theo hầu, đầu gật như cái máy. 


Nhìn cảnh ấy, người dân miền nam đã hiểu ra lời công bố “ta đánh chiếm miền nam là đánh cho Tàu, cho Liên Sô, cho xã hội chủ nghĩa” của Lê Duẩn mang ý nghĩa gì. Trước hết, đất nước tuy danh nghĩa là Việt Nam nhưng ở nơi đó, có những vùng đất như rừng đầu nguồn, Bauxite Cao Nguyên hay Formosa. Hoặc giả là Vân Đồn, bắc Vân Phong hay Phú Quốc… là những nơi đã và rồi ra là những vùng đất, phố xá, mà ngay cả cái bọn chạy theo hầu Tàu, làm lãnh đạo ở Hà Nội kia cũng không được phép bước chân đến nữa. Nói chi đến Hoàng Sa, Trường Sa. Bởi lẽ, Nó đã thuộc về Tàu?! Đổi lại, những kẻ như Trọng, Phúc, Ngân, Vượng, Chính… thì chờ vẫy đuôi mừng khi được gọi tên sang chầu kẻ xâm lược!


Việt Nam rồi ra sao?


Đây là một câu hỏi lớn cho mỗi người Việt Nam hôm nay. Bởi lẽ, nó không phải chỉ là việc hàng ngũ Việt cộng thay nhau sớm hôm cắp nón đi về phương bắc bái lạy. Cũng chưa hẳn là từ sự kiện có những vùng đất trong nội địa Việt Nam mà chính những kẻ được gọi là lãnh đạo của chế độ này cũng không được phép tự ý đến. Nhưng là việc trẻ em Việt Nam ngay từ mẫu giáo đã phải ngày đêm ê a cái mặt chữ hình vuông. Đã thế, lại còn có cả một tập đoàn ăn phân (Fund) của Tàu để tạo ra kiểu chữ Việt theo âm Tàu để phục vụ cho mẫu quốc nữa. Hỏi xem Việt Nam còn hay đã mất?


Ở đây, phần trả lời cho câu hỏi trên không nằm trong bài viết này. Bởi lẽ, bài viết này chỉ có mục đích trình bày theo năm tháng, những khát vọng, những chương trình cũng như những hoạt động thực sự của hai người (hai phía) đối địch nhau một thời, đánh nhau một dạo và đã thành lập ra hai thể chế khác biệt nhau trên hai phần của đất nước sau ngày 20-7-1954. Để từ đó, miền nam có được 20 năm, dẫu trong chiến tranh, họ vẫn được duy trì và phát triển được đầy đủ những lý thuyết nhân bản và nhân sinh của dân tộc. Hơn thế, họ đã xây dựng ở nơi đây một xã hội Tự Do, Độc Lập, Thịnh Vượng với một nền Công Lý vững mạnh, thật đáng sống.


Trong khi đó, ở phía bên kia bờ sông Bến Hải, sau ngày 20-7-1954 cộng sản chủ nghĩa rộ hoa theo thuyết tam vô do Hồ Chí Minh đem về. Nó đã đưa người dân Việt vào cảnh ngậm hờn trong kiếp đời nô lệ. Tệ hơn, sau 30-4-1975, Nó còn đẩy dân chúng của hai miền vào cuộc sống xem ra không thể hòa hợp được. Lý do, những tên, gồm cả đầu trộm đuôi cướp mang lớp áo cán bộ của cái nhà nước gọi là xã hội CS từ Hồ trở xuống, lại tự cho mình là kẻ tri thức và giữ công lý cho xã hội. Trong khi thực chất của chúng chỉ là một loại ruồi trâu trong kiếp nô lệ của phương bắc mà thôi! Phần lớp trí thức “biết lo cái lo của dân” ở ngoài ấy hoặc ở trong nam thì tất cả đã bị chết chém, bị triệt hạ theo cái khẩu hiệu “ trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” của chúng năm nào rồi. Làm gì còn trí thức xã hội ở đó?


Khi nhắc đến chuyện này thì ai cũng biết. Ngay từ những năm 1953 trong vùng Việt Minh tạm chiếm, Hồ chí Minh đã vung dao triệt hạ người Việt Nam qua phương cách đấu tố để giết người cướp của theo lệnh của Bắc phương. Mở đầu, chúng đã rửa dao bằng cái chết thê thảm của bà Nguyễn thị Năm. Một người như người mẹ, người chị, đã nuôi nấng, bao che cho những Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng …. trong lúc chúng khốn cùng, gặp khó khăn. Chỉ ít lâu sau, Hồ chí Minh dưới tên C.B. viết bản cáo trạng vô nhân bất nghĩa để kết án bà. Viết xong, Y chuyển tới nơi xử án để đọc. Phần y và Đặng xuân Khu thì, “kẻ bịt râu, kẻ đeo kính râm đi xem đấu tố…” (Trần Đĩnh, Đèn Cù). Đọc đến đoạn này, ai cũng tiếc cho thân phận bà đã tin lầm và nuôi ong tay áo mà mang họa diệt thân. Lại có người cho rằng, nếu bà biết được lòng lang dạ sói của chúng như thế thì có lẽ chỉ cần một cú điện thoại cho Pháp trong lúc bà làm bữa ăn ngon đãi chúng thì dân Việt đã thoát nạn cộng sản bạo tàn.


Thật tiếc, nhưng chuyện đó đã qua rồi. Đến sau ngày phân chia đất nước, 20-7-1954, con dao mã tấu trong tay Hồ Chí Minh càng bạo ngược hơn. Nó mở rộng mùa đấu tố trên toàn miền bắc với kết quả sơ khởi tính đến 1956 có đến hơn 172 ngàn chủ gia đình bị chết chém. Hàng trăm ngàn người khác bị đưa đi đầy ở những vùng Cao Bắc Lạng, và toàn bộ tài sản của họ, từ nhà cửa đến ruộng vườn, đều lọt vào tay tập đoàn CS. Riêng vợ con của họ đã được nhà nước biến thành những kẻ lang thang, xin ăn dọc đầu đường, cuối xóm, không hề biết đến ngày mai. Câu chuyện về bà Phạm thị Nhu, vợ nhà thơ Hữu Loan là một thí dụ điển hình.


Cùng trong thời gian này, ở miền nam với Ngô Đình Diệm đã mở rộng vòng tay ra đón nhận người trốn chạy CS từ miền bắc. Rồi từ những túp lều bằng vải che đỡ nắng mưa lúc khởi đầu kia, họ được chính phủ trợ giúp và đưa về các vùng dinh điền để khai hoang, tự lập đời sống mới. Từ đây, sức cần cù của họ đã nở hoa trên khắp miền nam. Từ bờ nam Bến Hải đến rừng già Cao Nguyên, hay đầm lầy Cà Mau, không một nơi nào không có những đổi thay theo dấu chân của họ.


Rồi khi những giọt mồ hôi của họ thấm đẫm đất miền nam thì từ đó vươn lên những đồng lúa xanh tươi bên những mái nhà khang trang, đầm ấm. Dĩ nhiên, không phải chỉ có lúa gạo trổ bông, nhưng là toàn cảnh miền nam đã vươn mình lớn dậy và chiếm đoạt lòng người với một nên văn hóa giáo dục nhân bản đua nở. Ở đó, từ thành thị cho đến thôn quê, không một nơi nào không vang lên tiếng trẻ ê, a, hay vượt lên ngàn khơi là sức sống theo tiếng ca vang: “Học sinh là người Tổ quốc mong cho mai sau”… Những tưởng, họ sẽ được vui sống đời ấm no từ sức cần cù của họ trên phần đất mới. Và nhờ đó, đất nước chuyển minh, vươn vai với thế giới. Ai ngờ, chỉ trong sớm tối, “giặc từ bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào”…


Chuyện kể, khi đứng nhìn cảnh vươn vai của miền nam lớn dậy, Hồ Chí Minh vốn đã không có được cái căn bản của một phàm nhân biết xấu hổ vì cái bản chất vô học, không lễ giáo của mình. Đã thế, sau cuộc vung mã tấu chém giết dân miền bắc thì máu bạo tàn, lòng lang sói của Y càng hừng hực trổi lên. (Đây cũng là một trong lý do người ta cho rằng Y không thuộc dòng máu Việt Nam) Y không thể ngồi yên, hay sửa đổi. Theo đó, lòng căm thù, nỗi ghen tỵ lại cuồn cuộn nổi lên, Hồ Chí Minh đã bước theo dấu chân Lê Chiêu Thống, uốn mình qùy gối, van Tàu, lạy Nga hỗ trợ cho Y mở cuộc chiến tranh vào miền nam. Trước là để tránh cái loạn tự phát ở miền bắc, sau là nhuộm đỏ quê hương Việt Nam dưới gối Tàu.


Còn dịp may nào tốt hơn cho mộng xâm lăng? Tàu cộng chỉ mong có thế. Hàng hàng lớp lớp người và vũ khí từ bên kia biên giới vội vã tràn qua biên giới Việt. Sự kiện này đặt người dân miền bắc vào bước đường tiến thoái lưỡng nan. Đi cũng chết, ở lại cũng chết. Nhưng đi thì còn hy vọng vượt thoát cho bản thân và cho người nhà. Ở lại, chỉ có một cõi. Đó là cõi chết. Do đó, dù không muốn, tuổi trẻ miền bắc buộc phải bồng súng vào nam để giết chết Tự Do và vùi dập khát vọng Độc Lập của đồng bào ruột thịt của mình.


Kết qủa, sau hơn 20 năm chiến tranh, Việt Nam không có ngày vui, nhưng từ bắc đến nam chỉ có những dòng nước mắt hòa trộn với máu đỏ tuôn chảy. Toàn thể dân tộc Việt Nam bị đẩy vào trong cảnh nồi da xáo thịt, bi thương. Ở đó, không có Độc Lập, không có Tự Chủ. Ở đó là mất đất, bị chiếm đóng và chia lìa.


Đọc đến đây, rồi ngoảnh nhìn lại ngày xưa, chắc bạn còn nhớ là dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam trước đây đã ghi lại đoạn đường bi thương tương tự. Ở đó, Lê Chiêu Thống hí hửng đi cầu giặc Tàu để giữ lấy ngai vàng. Tàu dưới áo Mãn Thanh đã nhân dịp này đưa quân tràn sang chiếm đóng nước ta vào trước mùa xuân 1789. Nay dầu cho Vua quan của Y, hay những tên cộng sản theo Hồ Chí Minh thờ Tầu bênh vực cho đường lối “cách mạng” thờ Tàu của chúng thì cho đến ngàn ngàn đời sau cũng không thể rửa sạch mùi hôi tanh. Phần sử Việt vẫn chuẩn xác ghi tên bọn bán nước cầu vinh, rước voi về dày mả tổ là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Đặng Xuân Khu, Lê Đức Thọ… Rồi nay là những Linh, Mười, Phiêu, Trọng…


Rồi ai cũng biết, việc Vua Quang Trung lên ngựa ra bắc diệt Lê Chiêu Thống và lũ xâm lăng thì sử nhà Nam đời đời còn ghi lại công đức của Ngài. Theo đó, dẫu công cuộc chống bạo quyền cộng sản và Tàu cộng hôm nay không, hay chưa đem lại chiến thắng như xưa, lịch sử Việt Nam vẫn ngàn đời còn lưu danh những Ngô Đình Diệm cũng như công cuộc chiến đấu của quân dân miền nam với những Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Ngụy Văn Thà… (còn tiếp)
10-3-19

Bảo Giang

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Tiếng hót nửa vời.

Tiếng hót nửa vời.

Tôi đứng lặng trên sân, nhìn bên đông rồi sang bên tây. Cảnh vật quanh đây chừng như đã có một cuộc đổi thay lớn sau trận mưa đá vào chiều hôm trước. Đây là trận mưa mà nha khí tượng thông báo là “nặng hạt” nhất trong hơn 40 năm qua. Tuy thế, khi nghe bản tin rồi đứng nhìn những viên nước đá với đủ mọi góc cạnh, hay no tròn như qủa trứng gà nhỏ theo nhau trút xuống, tôi vẫn chưa tưởng tượng ra, nó lớn và tai họa như thế nào. Chỉ thấy từng lớp đá trắng lao xuống như người vãi gạo. Lúc đầu, tôi còn đứng dưới mái che đưa cái rổ ra ngoài hấng đá rơi. Nhưng chỉ sau năm, ba giây, tôi bỏ cuộc. Bởi lẽ, rổ hấng đá mà cánh tay rát đỏ!

Mà cơn mưa đá kinh hoàng làm sao chứ. Trong vài ba phút thôi, cái sân cỏ ở trước và sau nhà chỉ còn lại một màu trắng phủ lên nhau. Bên cạnh sự thay màu trên sân là một bầu trời đen như muốn đổ ập xuống theo cơn gió cuốn. Rồi hỗ trợ cho cuộc vần vũ này là những ánh chớp loang loáng, chạy dài từ đông sang tây. Nó vẽ lên bầu trời đen những hình ảnh dị kỳ và kéo theo sau là những tiếng sấm rền vang như muốn làm nổ tung mặt đất. Xa là thế và kề sát nơi đây là những tiếng đập mạnh, “ chát, chát… chát…” liên hồi vỗ xuống trên mái tôn, mái ngói, tạo nên một cảnh gào thét đến ngỡ ngàng, hoảng sợ…

Đến khi nắng lên vào sáng hôm sau, trước mặt tôi là một khung hình đã hoàn toàn thay đổi. Cây soài ở vườn sau xem ra chẳng còn mấy cái lá nguyên vẹn. Thay vào đó là cảnh xơ xác và ngập dưới gốc là lớp lá với những trái non bị dập, nát, xếp lên nhau. Rồi bên hông nhà, cây quýt, cây nhãn xem ra là cùng chung một số phận. Tôi tiếc xót, đứng lặng nhìn những trái qúyt, những chùm nhãn với trái vừa bằng đầu đũa, lẫn lộn trong lớp lá phủ kín mặt đất.

 – “ phạch, phạch…. phạch phạch…”

Tôi giật mình vì tiếng động lạ phát ra từ phía trên cây. Nhìn với theo, tôi thấy một con “ Chào Mào” đậu lại trên nóc nhà bên cạnh, đầu nó hướng về phía cây nhãn với tiếng kêu còn hốt hoảng thay vì tiếng hót nhanh nhẹn, thánh thót, đều nhịp. Cùng lúc, một con khác bay như lao thân vào cây nhãn. Sau vài nhịp nhảy vội, nó bay khỏi lùm cây và đáp xuống bên cạnh con đậu trên mái nhà. Thấy lạ, tôi chăm chú nhìn lên từng cành lá. Kia rồi, trước mặt tôi và ở trên khoảng cao hơn hai tay với có một tổ chim nhỏ nằm gọn trong một cụm cành đầy lá. Lúc này, tôi mới hiểu ra cái hốt hoảng của con chim mẹ khi tôi lay mạnh thân cây. Chuộc lỗi, tôi nhìn chúng mỉm cười rồi quay vào, và cũng bỏ luôn ý định lấy tấm lưới phủ lên cây nhãn để ngăn đàn dơi, hay bọn qụa đi kiếm ăn vào ban đêm.

Từ hôm ấy, mỗi buổi sáng khi ra sân tập thể dục tôi như có thêm niềm vui mới. Ở giữa sân, khi tôi đi theo từng nhịp đếm một hai là ngay phía trên kia, tiếng chim rộn rã như chung bước. Nhìn lên, một con nằm trong tổ, một con khác đứng tỉa lông bên cạnh. Chúng vui vẻ, êm thắm làm sao chứ. Đã thế, chúng còn cùng nhau líu lo. Nhìn cảnh êm đềm yên vui ấy, hẳn nhiên gỗ đá cũng rung động, nói chi đến con người.

Mấy hôm sau, cả lũ chim làm tôi bỡ ngỡ. Vừa bước ra sân, tôi đã nghe tiếng chúng ríu rít, ca hót mừng nhau như ngày hội. Chuyện gì thế, trứng nở rồi chăng? Câu hỏi làm tôi vui hơn khi nhìn khóm mai vàng gần đó thêm màu mới rực rỡ. Tự nhiên, tôi như muốn reo lên với ý tưởng cánh chim nở giữa mùa Xuân!

Từ hôm ấy, mỗi ngày đàn chim cho tôi thêm một niềm vui khác lạ. Đến sáng nay, không khí tưng bừng náo nhiệt hẳn lên. Bởi lẽ, không phải chỉ có đôi chim mẹ líu lo bên đàn con vừa lớn dậy, nhưng có lẽ là cả anh em, chú bác nhà nó cùng kéo đến chia chung một niềm vui. Chúng thay nhau ríu rít, nhảy múa. Trước cảnh như hội chợ, tôi hiếu kỳ đến dưới gốc cây nhìn lên. Đàn chin vẫn tung tăng ở đó. Con chim non như bị khích động bởi tiếng líu lo của mẹ cha, chúng từ từ đứng thẳng trên đôi chân và ngẩng cao đầu lên khỏi vành tổ để ngắm nhìn bầu trời bao la huyền bí, nơi mà tự chúng sẽ tung mình vào trong cuộc sống của ngày mai. Ở đó, hẳn nhiên là chúng không sống cho riêng mình, nhưng còn là góp tiếng hót ca, tạo cho cảnh sắc của trời đất thêm tươi đẹp, ý nghĩa.

Mãi nhìn, tôi lâng lâng, ngẩn ngơ theo hạnh phúc của đàn chim bên tổ ấm trong cảnh mẹ chờ con lên đường. Vào lúc ấy, tôi cho rằng chẳng còn niềm vui hạnh phúc nào hơn thế để dành cho chúng. Thật tự nhiên, tôi cầu mong cho chúng, cho tiếng hót véo von kia không bao giờ bị ngưng lại để cho bầu trời này và ngày mai thêm tươi, thêm mới, thêm đẹp.

Mà lạ lùng làm sao chứ! Giữa lúc ấy, tiếng líu lo của đàn chim như mời gọi, như mê hoặc đưa tôi về quê xưa với những ngày tháng của yêu thương năm nào. Ở đó là mùa xuân với hoa vàng rực rỡ, với tình thương trải rộng theo muôn ngàn tiếng ca vang của đất nước và của con người. Ở đó, tôi đã có một tuổi thơ nên thơ. Có một tuổi học trò tươi đẹp và dân tôi có tròn những ngày tháng, dầu là trong chiến tranh, nhưng thật đáng sống.

Nhưng nay, tất cả đã là chuyện cổ tích. Bởi lẽ, nhiều người đã phải biệt nước non, biệt cả mái nhà là tổ ấm, là nơi mình được sinh ra và lớn lên làm người mà đi. Ra đi, làm người xa quê, làm thân của một dân mất nước! Mà không chỉ riêng tôi, nhưng còn biết bao người khác nữa. Từ những chuyến đi tìm Tự Do nơi đất lạ, dân tôi tự nhiên không còn tiếng nói và trong lòng chưa bao giờ xóa bỏ được một cơn đau. Trong khi đó, ở phía bên kia đồi vẫn máu đổ với những tiếng rống bá đạo của loài cầm thú mỗi lúc một thêm điên cuồng. Tên nó là gì, chắc bạn chẳng bao giờ quên!

Rồi những ngày gọi là Xuân trên đất người cũng qua mau, hôm ấy tôi ngủ dậy trễ. Khi bước ra vườn sau, tôi như gập mình trước cảnh thanh vắng. Trời cao, nắng đẹp nhưng tất cả đều yên lặng, câm nín và trên cành cây kia cũng không một tiếng động.

  • Chúng bay đi rồi ư?
  • Không thể nào! Chim còn non lắm, chúng chưa thể rời tổ ấm!

Tôi tự nhủ thế khi bước nhanh trên đôi chân. Được dăm ba bước, chân tôi như khựng lại khi đôi mắt bắt gặp một nắm rác như tổ chim đã rời cành nằm chơ vơ trên nền gạch. Chuyện gì đã xảy ra? Tôi vội vã chạy đến, nâng niu tổ chim trên tay và nhìn lên cành cây. Ở đó, chỉ có một màu yên lặng như tang chế! Bóng chim không thấy, chỉ có một vài cái lông nhỏ dính lại trên cành. Bụng dạ tôi như rối loạn, trong khi hơi thở thêm vội.

Thật nhanh, tôi chạy vào nhà để xe. Nhắc bỗng cái thang trên tay. Đặt vội xuống, rồi trèo lên từng bậc. Khi bàn tay tôi vừa chạm vào nơi còn lại mấy cái rác mà chim làm tổ, linh tính như báo cho tôi biết rằng đêm qua đã xảy ra một trận ác chiến bất tương xứng trên bờ tổ này. Một bên có cuộc sống thuộc về ánh sáng, thuộc về ban ngày. Tuy thế, dẫu với hình hài nhỏ bé và trong giữa bóng đêm, chúng vẫn căng mình, quyết bảo vệ lấy mạng sống của mình và đàn con. Trong khi đó, phía bên kia là những kẻ như bóng ma, trốn chạy ánh sáng. Đời của chúng là một đời bạo ác sống nhờ nanh vuốt và bóng đêm. Với hai thế lực này, rõ ràng đây là một cuộc chiến bất tương xứng. Theo đó, cái kết qủa dù không nói ra, ai cũng biết, mẹ con nhà bảo vệ sự sống đã thua cuộc!  

Tự nhiên, tôi hướng về phương đông. Hình ảnh của Việt Nam quê tôi hôm nào lại bừng lên trong trí nhớ. Bọn dơi đêm hay là qụa đen kia khác gì tập thể cộng sản Hồ chí Minh nhỉ? Nó cũng điên cuồng tàn phá nhà Nam như đàn quạ phá tổ chim non này vào đêm 29-4-1975, để sáng 30-4-1975 khi mặt trời lên chỉ còn ý nghĩa là giúp cho con người nhìn rõ bộ mặt đáng kinh tởm của lòai dơi đêm mà thôi.

  • Sự thật là thế sao?
  • Phải, sự thật là như thế.

Bởi vì chỉ sau một đêm, nhà Nam đã hoàn toàn bị biến đổi. Họ đã mất quê hương, mất Tự Do, mất Độc Lập, mất Công Lý là lẽ sống của đời người. Ấy là chưa kể đến nỗi đau khác là lịch sử chính thống của dân tộc họ đã bị xé, bị nát hoặc bị bôi lọ. Và rồi được chúng thay thế bằng một loại lịch sử dối trá, bạo tàn, đầy dấu tích của phương bắc.

Sao lại như thế được? Đơn giản lắm. Trước kia ở đó là tin yêu, là hy vọng là sức sống là cơm ăn áo mặc của con người. Ở đó là văn hóa, là lịch sử là tương lai của một dân tộc còn sống. Nhưng nay, chỉ sau một đêm, tất cả những gì là cao quý và linh thiêng của con ngưòi nhân bản đã bị trấn lột, bị đè bẹp nếu như không muốn nói là bị xóa bỏ. Rồi được thay thế vào đó là tang thương, là máu chảy và nước mắt. Nước mắt không phải là sự mất một phần của thân thể. Nhưng là mất sức sống trong Tự Do, trong Độc Lập và trong Công Lý. Để từ đó, đời sống của người dân Việt Nam bị lệ thuộc vào nòng súng Ak, vào đôi dép râu, vào cái mũ cối che khuất cuộc đời của tập đoàn mang tên Việt cộng.

Và còn tệ hơn thế, Máu và công sức của cả một dân tộc đã đổ ra để bảo vệ cho sự sống, bảo vệ Tự Do, bảo vệ nền Độc Lập của tổ quốc bỗng chốc bị đặt vào cái ách nô lệ của Tàu cộng dưới lớp áo “cách mạng” của Hồ chí Minh. Rồi dưới lớp áo của loài dơi đêm này, những ngôn từ độc lập, tự do, hạnh phúc… cũng được khoa trương. Nhưng đó chỉ là những bọt bong bóng bay trước mặt, chạm tay vào nó sẽ vỡ tan, không còn dấu vế. Nói cho cùng, từ sau ngày tổ vỡ vào 30-4-1975, khắp trên giải giang sơn ấy chỉ còn lại những tiếng kêu bi thương của con thơ bị trôi sông lạc chợ, của vợ mất chồng, của mẹ gìa tàn hơi mà thôi.

Câu chuyện kể ra, nghe như có tiếng thở dài trong nắng. Tôi chăm chú nhìn tổ chim lần nữa rồi lặng lẽ bước xuống theo từng bậc thang. Chợt nghe có tiếng chim về, tôi vội nhìn lên. Phải, nó đã quay về đây trong yên lặng, không tiếng ca. Nó đứng thu mình trên một cành nhỏ cách tổ ấm cũ chừng một gang tay. Ở đó, nó lặng lẽ nhìn về tổ ấm xưa. Một lát sau, nó nhảy vào và nằm lại ngay trên cái tổ đã tan nát của nó. Nhưng thật nhanh. Nó đứng lên, thoát ra tiếng kêu đầy bi thương rồi vụt bay đi.

Tôi nhìn với theo, ra khỏi lùm cây, cánh chim cô lẻ đảo một vòng rồi đậu lại trên nóc nhà bên cạnh. Ở đó, nó không cất tiếng hót tươi vui như hôm nào, thay vào đó là tiếng réo gọi đầy bi thương. Đã thế, nó đứng không yên. Quay nhìn đông, ngó tây, dòm bắc, rồi ngẩng cao đầu lên nhìn về phía cây nhãn như chờ đợi một điều gì? Tìm con, chờ bạn đời chăng..?  

Chợt như có tiếng nấc nghẹn trong đau thương, nó tung mình lên cao, lẻ bóng chao một vòng rồi vổ cánh bay vào không trời lộng. Nhìn với theo bóng chim dần mờ, tôi đã gọi nó trong thảng thốt:

  • Chim ơi ! Có còn về đây làm tổ nữa không?

Bảo Giang.

15-2-1019

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này